; TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P4) – Octaidientuab
Menu
TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P4)

TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P4)

Bạn nên trông đợi gì từ bé?

Trong suốt năm đầu tiên:

  • Làm theo từng bước đúng theo yêu cầu
  • Phát triển từng kỹ năng theo tính lâu dài; cần phải hiểu rằng kỹ năng vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi bạn không nhìn thấy điều đó nữa.
  • Sử dụng lời nói để giao tiếp.
  • Luôn hướng về hướng âm thanh phát ra.
  • Nói chuyện với gương và đồ chơi
  • Yên lặng khi đeo máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử và trở nên ồn ào, lớn tiếng khi không máy bị tắt đi
  • Phản ứng với việc nghe một âm thanh lớn bằng cách mỉm cười, im lặng hoặc đứng yên
  • Phản ứng với đồ chơi tạo ra âm thanh
  • Đáp ứng với âm thanh môi trường (chuông cửa, điện thoại, gõ cửa, sủa, v.v.)
  • Trả lời tên khi được gọi tên từ xa
  • Phản ứng khi tiếng ồn đột ngột dừng lại
  • Bé có thể cho người khác biết đã nghe thấy điều gì đó, thường là bằng cách chỉ vào tai, ốc tai điện tử, máy trợ thính hoặc nhìn khó hiểu.

Các hoạt động để khuyến khích phát triển ngôn ngữ cho trẻ

  • Nói chuyện với con liên tục, giúp bé nhận ra rằng bé có thể nghe thấy bạn
  • Trả lời với con khi bạn nghe trẻ bập bẹ
  • Nói chuyện với con cả khi bạn chăm sóc con ( mặc tã, mặc quần áo, nấu ăn, đi dạo)
  • Đọc những cuốn sách đầy màu sắc cho con; hãy nói về những gì đang xảy ra trong những bức ảnh.
  • Đọc những vần thơ và hát những bài hát
  • Dạy trẻ tên của vật dụng hàng ngày và những người quen thuộc bằng cách lặp lại nhiều lần
  • Đưa con bạn đến những nơi mới và cho bé gặp những tình huống mới
  • Chơi các trò chơi đơn giản với con của bạn, ví dụ như: ú òa.
  • Che hoặc giấu đồ chơi yêu thích của bé (trong khi bé đang thấy) và hãy chờ bé phản hồi
  • Cho trẻ những đồ chơi có thể tạo ra những tiếng động khác nhau

Nâng mức kỳ vọng nâng cao hơn

  • Trẻ yêu cầu dừng một hoạt động bằng cách nói “không”
  • Có khả năng xác định và sử dụng các từ có số lượng âm tiết khác nhau
  • Có thể xác định và ghép các đối tượng cùng nhóm hoặc có ý nhĩa tương tự nhau
  • Có thể xác định được tên các bộ phận trên khuôn mặt (mắt, mũi, miệng, tóc)
  • Bắt chước, lẩm bẩm theo lời nói.

Các hoạt động để khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ

  • Khen thưởng và khuyến khích những nỗ lực khi trẻ sớm nói được những từ mới
  • Nói chuyện với bé về mọi thứ bạn đang làm trong khi bạn ở cùng bé
  • Nói với bé về tình huống mới có thể xảy ra khi bạn cùng bé đi ra ngoài, trong khi bạn đang gặp phải, và một lần nữa khi về nhà.
  • Hãy nhìn bé khi bé nói chuyện với bạn
  • Mô tả những gì con bạn đang làm, cảm giác như thế nào, nghe thấy gì với bé
  • Cho con bạn nghe các chương trình thiếu nhi
  • Khen ngợi những nỗ lực giao tiếp của con bạn
  • Lặp lại nhiều lần các từ mới
  • Hãy để con trả lời những câu hỏi đơn giản
  • Đọc sách mỗi ngày như là một phần của thói quen
  • Lắng nghe khi con bạn nói chuyện với bạn
  • Mô tả những gì bạn đang làm như lập kế hoạch, suy nghĩ gì
  • Hãy để trẻ chuyển những lời nhắn đơn giản cho bạn
  • Đặt câu hỏi để khiến trẻ suy nghĩ và nói chuyện
  • Cho trẻ thấy bạn hiểu những gì trẻ nói như nói tạm biệt, trả lời , mỉm cười, gật đầu
  • Mở rộng các câu nói của trẻ, ví dụ như: trẻ nói “ thêm nước”, bạn hãy nói với bé “ bé muốn uống thêm nước”.

( theo www.ldonline.org)

Những ý tưởng vui có thể áp dụng tại nhà

  • Sử dụng tem, hay hình dán để trẻ dán lên một từ hoặc hình ảnh cho một câu trả lời đúng.
  • Cuốn sách bằng hộp ngũ cốc: cắt mặt trước và mặt sau và ghim 2 mặt lại cùng với các tờ giấy trắng ở giữa để tạo ra một cuốn sổ tay, sách truyện tự làm, hoặc sách để chơi, hoặc làm thành một cuốn album ảnh để học tên những người quen của bé
  • Khi học và tập luyện về kích thước đồ vật, bạn có thể sử dụng các cốc nhỏ, vừa và lớn. Hãy đưa cho trẻ kẹo dẻo, trái cây.v.v… Hướng dẫn trẻ trả lời bằng cách đặt viên kẹo vào cốc mà trẻ nghĩ là đúng. Khi hoạt động này kết thúc, phần thưởng sẽ là những viên kẹo đó.
  • Khi chơi các hoạt động như xếp các hình có nội dung tương tự nhau. Cho trẻ dùng kẹo dây hoặc kẹo có thanh dài như kẹo cam thảo thay vì một cây bút chì để nối các kết quả lại với nhau.
  • Đặt nhãn dán thể hiện các câu trả lời có thể có trên ngón tay của trẻ. Hãy hướng dẫn trẻ trả lời bằng cách sử dụng các ngón tay có miếng dán phù hợp.
  • Thay vì sử dụng các miếng bảng trò chơi thông thường, hãy sử dụng các miếng dán hoặc kẹo dẻo mini để chơi.

Theo  www.listen-up.org

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902