; TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P3) – Octaidientuab
Menu
TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P3)

TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P3)

Kỹ thuật bánh Sandwich


Các thủ thuật

  • Trẻ rất dễ nắm bắt các kiểu thực hiện nên cần phải thường xuyên thay đổi trình tự phát âm của bạn.
  • Sử dụng tấm che hoặc phải chắc chắn là trẻ không nhìn thấy miệng của bạn.
  • Hãy cẩn thận về việc đưa ra những dấu hiệu thị giác như nhướn mày hoặc những biểu cảm nét mặt khác.
  • Hãy quan sát những trẻ trả lời “x” khi không có âm thanh nào. Một số trẻ không nghe các âm thanh nhẹ và đoán là “x”.
  • Bạn có thể dùng Kiểm tra Sáu Âm Ling để xác định được giá trị lợi ích của thiết bị hỗ trợ như Roger™ hoặc hệ thống FM. Các thiết bị hỗ trợ sẽ có phạm vi hoạt động riêng nên cần phải chắc chắn thực hiện bài kiểm tra ở khoảng cách thích hợp cho từng loại thiết bị đang sử dụng.
  • Tập luyện cho trẻ biết “không có âm thanh” hay “không có gì” là một phản ứng phù hợp. Bạn có thể làm mẫu hành động “không có gì” bằng cách lắc đầu và nói “Ba không nghe gì hết”.

Những gì cần làm nếu Kiểm tra Sáu Âm cho biết có sự thay đổi về nghe ở trẻ

Cần phải kiểm tra chắc chắn rằng bộ xử lý của ốc tai điện tử và/ hoặc máy trợ thính đã được cài đặt chương trình phù hợp.
Tiến hành việc kiểm tra và chỉnh sửa thiết bị để xác định xem phần nào trong thiết bị của trẻ không hoạt động đúng.
Hoàn tất bảng đánh giá về nghe để chắc chắn được chất lượng âm thanh từ thiết bị ốc tai và/ hoặc máy trợ thính của trẻ là rõ ràng.

Phụ Huynh cần phải làm gì khi tập luyện nghe nói cho trẻ?

Hướng dẫn dành cho phụ huynh: Có trẻ thuộc lứa tuổi 0-6

Phát triển ngôn ngữ

Khuyến khích sử dụng lời nói và ngôn ngữ!

  • Nói chuyện một cách tự nhiên với con, hãy nói mà không sử dụng các cử động cường điệu (đặc biệt là miệng và lưỡi) và không sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
  • Nhấn mạnh các âm thanh của lời nói với bé như cách mà các bà mẹ vẫn thường nói với trẻ sơ sinh đang học nói (mẹ).
  • Hiểu về sự phát triển ngôn ngữ và nghe nói ở trẻ bình thường
  • Hay tạo sự luân phiên khi tiếng hành trị liệu nghe nói cho con, để con có thời gian xử lý những gì bạn đã nói và thời gian để bé trả lời.
  • Khuyến khích con bạn bập bẹ và biệt ngữ như trẻ sơ sinh nghe bình thường.

Hành vi học tập

Chỉ ra những hành vi cho thấy con bạn đang sử dụng âm thanh để học tập.

  • Ghi lại những bằng chứng cho thấy con bạn nhận biết được một hoặc nhiều khía cạnh của lời nói hoặc âm thanh bằng phản ứng thính giác.
  • Hãy làm cho bé biết rằng bạn đang mong đợi một phản ứng với âm thanh từ bé.
  • Hãy cho phép con bạn có thời gian để phản ứng với âm thanh. (TẠM DỪNG TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN)

Lập kế hoạch và quản lý chương trình

Việc này sẽ giúp bạn hiểu các mục tiêu và các bước trị liệu.

  • Nhấn mạnh rằng mục tiêu của trị liệu chính là giúp con bạn có được nhận thức, học và sử dụng các âm thanh.
  • Lưu giữ các ghi chú chính xác hoặc tạo một hồ sơ bao gồm các đoạn băng về tiến trình tiến bộ của bé.
  • Bạn có thể sử dụng các thông tin về phát triển ngôn ngữ và lời nói ở trẻ nghe bình thường khi thảo luận về sự tiến bộ của con bạn.
  • Phối hợp với các chuyên gia khác và những người có thể liên quan đến quá trình học tập của bé như nhà thính học, chuyên gia trị liệu, kỹ thuật viên.v.v…

( phần này tham khảo từ The Auditory/Verbal Network, Inc. February 1998)

( còn tiếp)

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902