; TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P2) – Octaidientuab
Menu
TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P2)

TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P2)

Những vấn đề liên quan đến các lứa tuổi khác nhau

Kiểm tra Sáu Âm có thể được thực hiện cho các trẻ ở các độ tuổi khác nhau và có các mức độ phát triển kỹ năng nghe khác nhau. Trẻ sơ sinh và trẻ rất nhỏ có thể cho chúng ta những phản ứng để biết được chúng phát hiện và có thể là phân biệt âm thanh. Những trẻ lớn hơn sẽ cho thấy những phản ứng thể hiện chúng có thể nhận biết được âm thanh. Hãy luôn nhớ rằng một trẻ mới vừa sử dụng ốc tai điện tử sẽ bắt đầu bằng các nhiệm vụ phát hiện âm thanh sau đó tiến đến mức phân biệt rồi xác định khi thích hợp. Dưới đây là bảng mô tả những mức độ kỹ năng nghe mà bạn có thể kiểm tra khi sử dụng Kiểm tra Sáu Âm:


Sơ sinh ( mức độ phát hiện)

Khi trẻ sơ sinh nghe một âm trong Sáu Âm được phát ra, trẻ có thể đáp ứng bằng dấu hiệu mang tính hành vi như mở to mắt, quay đầu, hoặc có sự thay đổi trong nhịp bú nếu dùng ti giả hoặc bình sữa. Hãy luôn nhớ rằng trẻ sơ sinh cần phải có hành vi phản ứng như vậy lặp đi lặp lại ổn định khi có âm thanh thì phản ứng đó mới có tính giá trị.

Trẻ Rất nhỏ ( hài nhi) ( mức độ phát hiện)

Trẻ Hài nhi có thể được dạy cách phản ứng mỗi khi trẻ nghe bằng cách thả một khối gỗ vào giỏ, chỉ vào tai trẻ, hoặc giơ tay lên. Những cách thức này được gọi là Chơi có điều kiện (Conditioned Play). Hướng dẫn cách luyện tập cho trẻ thực hiện nhiệm vụ phát hiện âm thanh dùng trong Chơi có điều kiện được trình bày phần sau.

Trẻ rất nhỏ (hài nhi) ( mức độ phân biệt)

Bạn có thể giúp những trẻ nhỏ phản ứng ở cấp độ cao hơn như phân biệt hay nhận diện bằng cách sử dụng đồ chơi. Sẽ dễ tìm được các đồ chơi để đại diện cho các âm trong Sáu Âm Ling. Ví dụ, một chiếc máy bay biểu diễn cho âm “a” và con rắn thay thế cho âm “x”. Hướng dẫn cách luyện tập cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ phân biệt hoặc nhận diện cũng được trình bày phần sau.

Trẻ lớn hơn ( nhiệm vụ nhận diện)

Trẻ lớn hơn có thể phản ứng bằng cách chỉ vào thẻ hình tương ứng với từng âm thanh hoặc chỉ đơn giản là lặp lại những gì trẻ nghe được.

Luyện tập cho trẻ thực hiện Kiểm tra Sáu Âm

Luyện tập kỹ năng Phát hiện

Chơi có điều kiện có thể được dùng để dạy cho trẻ kỹ năng thực hiện nhiệm vụ phát hiện. Để bắt đầu dạy trẻ cách Chơi có điều kiện, hãy làm theo cách sau đây:

  • Ngồi bên cạnh trẻ. Trẻ nhỏ hơn có thể được đặt ngồi ở ghế cao. Luôn ngồi ở phía trẻ nghe tốt hơn.
  • Cho phép trẻ đọc hình miệng và sử dụng dấu hiệu thị giác trong khi hoàn tất việc tập luyện.
  • Giữ khối gỗ/ đồ chơi cạnh tai trẻ hoặc giúp trẻ chỉnh lại tư thế để nghe và phản ứng phù hợp với nhiệm vụ mà bạn đang tập luyện.
  • Mỗi lần phát 1 âm trong Sáu Âm , giúp trẻ bỏ đồ chơi vào túi, giơ tay hoặc hoàn tất phản ứng chơi điều kiện như mong muốn mà bạn đang tập luyện cho trẻ.
  • Thường sẽ hữu ích khi phát ra âm, ngừng và nhìn chờ đợi trẻ. Dùng nét mặt hào hứng, chỉ vào tai và
  • nói “Nghe rồi!”
  • Sau nhiều lần giúp trẻ phản ứng với cách thích hợp, hãy phát âm âm, nhìn chờ đợi và nhìn xem trẻ có tự
  • thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu không.
  • Tiếp tục cho phép trẻ đọc hình miệng và dấu hiệu thị giác trong suốt giai đoạn tập luyện này.
  • Hãy nhớ tập luyện cho trẻ khi không có âm thanh là cần thiết và “không có gì” có thể là một phản ứng đúng.
  • Bạn có thể làm mẫu cách thể hiện “không có gì” bằng cách lắc đầu và nói “Mẹ không nghe gì cả”.
  • Dùng Bánh Sandwich Nghe (Auditory Sandwich) giúp chuyển tiếp trẻ sang các nhiệm vụ chỉ dùng sức nghe (Hướng dẫn trong bài sau).
  • Một khi trẻ đã có phản ứng ổn định bạn nên loại trừ tất cả các dấu hiệu hình miệng. Bạn đã hoàn thành Kiểm tra Sáu Âm!

Tập luyện bài tập nghe Phân biệt và Nhận diện

Để bắt đầu dạy trẻ cách thực hiện nhiệm vụ nghe phân biệt và nhận diện, hãy làm như sau:

  • Thu thập những đồ chơi hoặc thẻ hình có thể tượng trưng cho 6 âm.
  • Ngồi bên cạnh trẻ. Trẻ nhỏ hơn có thể được đặt ngồi ở ghế cao. Luôn ngồi ở phía trẻ nghe tốt hơn.
  • Cho phép trẻ đọc hình miệng và sử dụng dấu hiệu thị giác trong khi tập luyện.
  • Bắt đầu với 2 đồ vật như máy bay cho âm “u” và em bé ngủ cho âm “s”.
  • Chỉ vào hoặc cần đồ vật và nói âm thanh tương ứng.
  • Cầm vật và nói âm thanh tương ứng. Cầm một vật khác và nói âm thanh tương ứng. Làm như vậy nhiều lần. Khi dạy từng âm, hãy dùng nhiều ngữ điệu giọng nói để nhấn mạnh âm thanh.
  • Khi bạn cầm đồ vật, hãy khuyến khích trẻ phát âm cùng bạn. Sẽ hữu ích hơn nếu cầm vật ở phía trước bé, nói 1 âm, và sau đó làm mẫu bằng cách đặt đồ vật phía trước cha mẹ, cha mẹ phát ra âm đó, rồi sau đó đặt trước đứa trẻ, lúc này hãy ngừng và cho trẻ cơ hội nói âm.
  • Hãy thử nói âm mà không cầm hoặc chỉ vào vật tượng trưng cho âm thanh đó và xem trẻ có thể chỉ hoặc nhặt vật hay thẻ hình tương ứng lên không.
  • Tiếp tục cho trẻ đọc hình miệng và sử dụng dấu hiệu thị giác trong suốt giai đoạn tập luyện này.
  • Đưa thêm các âm khác với những đồ chơi hoặc hình ảnh tương ứng ngay khi trẻ cảm thấy thoải mái với nhiệm vụ.
  • Nếu trẻ chưa sẵn sàng cho bộ 6 âm Ling thì hãy sử dụng ít âm hơn và tiếp tục tập luyện để trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó tăng dần lên đến 6 âm.
  • Nhớ luyện tập cho trẻ phản ứng phù hợp khi “không nghe âm thanh” và “không có âm thanh”. Bạn có thể làm mẫu cách thể hiện “không có gì” bằng việc lắc đầu và nói “Tôi không nghe âm thanh nào.”
  • Dùng Kỹ thuật bánh Sandwich Nghe (Auditory Sandwich) giúp chuyển tiếp trẻ sang các nhiệm vụ chỉ dùng sức nghe (Hướng dẫn trong bài sau).
  • Một khi trẻ đã có phản ứng ổn định bạn nên loại trừ tất cả các dấu hiệu hình miệng. Như vậy, bạn đã hoàn thành Kiểm tra Sáu Âm.

(còn tiếp)

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902