; TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P1) – Octaidientuab
Menu
TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P1)

TRỊ LIỆU NGHE NÓI CĂN BẢN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ TRẺ MẤT THÍNH LỰC (P1)

Trị liệu nghe nói là cách trị liệu chuyên biệt được thiết kế để dạy trẻ sử dụng các thiết bị hỗ trợ thính giác như máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử để hiểu lời nói và học cách nói chuyện. Đứa trẻ được dạy phát triển khả năng nghe để có phản xạ nghe cũng như có thể tìm kiếm âm thanh trong cuộc sống hằng ngày. Nghe và nghe tích cực là một phần không thể thiếu trong giao tiếp, giải trí, xã hội hóa, giáo dục và công việc.

Triết lý của Trị liệu nghe nói là cho trẻ điếc và khiếm thính lớn lên trong môi trường học tập thường xuyên, cho phép họ trở thành công dân độc lập, tham gia và đóng góp cho xã hội như những công dân khác.

  • Trị liệu nghe nói là phương pháp lấy cha mẹ làm trung tâm, khuyến khích sử dụng các cuộc hội thoại tự nhiên và sử dụng nói ngôn ngữ để giao tiếp.
  • Trị liệu nghe nói là một cách tiếp cận nhấn mạnh việc sử dụng sức nghe còn lại để giúp trẻ học nghe, xử lý lời nói, ngôn ngữ, và biết nói.
  • Trị liệu nghe nói tối đa hóa việc sử dụng sức nghe còn lại của con hỗ trợ để phát hiện âm thanh.
  • Trẻ cần được xác định mất thính lực sớm nhất có thể để được đeo máy phù hợp ngay lập tức cũng như nhanh chóng can thiệp để giúp giảm thời gian chậm trễ về ngôn ngữ liên quan đến khiếm thính.
  • Trị liệu nghe nói dựa trên việc hướng dẫn cha mẹ trong thời lượng của buổi trị liệu cá nhân, nhấn mạnh về việc tận dụng sức nghe hiện tại của trẻ và tương tác với con bằng cách sử dụng phương pháp nghe nói.
  • Trị liệu nghe nói khuyến khích sự tương tác và có sự tham gia của trẻ nghe bình thường ngay từ đầu.Tham gia vào các nhóm chơi, các buổi kể truyện và tham dự các trường cộng đồng có thể giúp cho trẻ có động lực cao hơn để phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
  • Trị liệu nghe nói giúp trẻ phát triển kỹ năng tự điều chỉnh. Trẻ học cách lắng nghe giọng nói của mình cũng như với những người khác trong các cuộc trò chuyện, từ đó nâng cao chất lượng giọng nói.
  • Trị liệu nghe nói tuân theo một bộ hướng dẫn nguyên tắc hợp lý. Cha mẹ, nhà trị liệu và trẻ tham gia vào các hoạt động dạy trẻ sử dụng các thiết bị hỗ trợ thính lực để học nghe và giao tiếp như trẻ có thính giác bình thường.

Môi trường cần có để tiến hành trị liệu nghe nói:

  • Hãy nói gần micro của máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử
  • Nói một cách rõ ràng với mức âm lượng vừa phải, nói to sẽ làm cho tiếng bị méo, do đó sẽ khiến người nghe khó hiểu hơn.
  • Nên nói chậm lại
  • Hạn chế tối đa các tiếng ồn như tắt máy điều hòa, quạt, tivi, radio, đóng cửa sổ,.v.v…
  • Sử dụng những câu nói lặp, phong phú về giai điệu, cách diễn đạt và nhịp điệu.
  • Sử dụng các kỹ thuật làm nổi bật âm thanh để tăng cường khả năng nghe của ngôn ngữ nói

Kiểm tra Sáu Âm là gì?

Kiểm tra Sáu Âm là một công cụ dễ sử dụng để đo xem trẻ nghe tốt đến mức nào với ốc tai điện tử và/ hoặc máy trợ thính.

Kiểm tra Sáu Âm là một kiểm tra nhanh về nghe dựa trên hành vi sử dụng những âm thanh đơn giản để phát hiện ra những thay đổi trong chất lượng nghe của trẻ. Kiểm tra Sáu Âm được thực hiện nhanh vào mỗi đầu ngày học hoặc các giờ trị liệu hoặc bất cứ khi nào bạn nghi ngờ là trẻ không nghe như trẻ thường vẫn nghe được.

Các âm được dùng trong Kiểm tra Sáu Âm là “a”, “u”, “i”, “m”, “s”, “x”. Những âm này gần như đại diện cho toàn bộ dải tần số 250-4000 Hz và đại diện cho lời nói có tần số trầm, trung và cao. Bảng dưới đây mô tả cách những âm này đại diện cho những âm thanh cần nghe trong ngôn ngữ nói.

Cách thực hiện Kiểm tra Sáu Âm

• Kiểm tra thiết bị của trẻ đang bật và ở chế độ thích hợp.

• Ngồi bên cạnh trẻ. Những trẻ nhỏ cần được ngồi trên ghế cao. Luôn ngồi ở phía trẻ nghe tốt hơn.

• Nếu dùng tấm che thì cần giữ tấm che cách miệng khoảng 4 inch để che kín miệng.

• Dùng giọng nói ở mức bình thường và nói từng âm để trẻ có thể phân biệt được chúng chỉ bằng cách nghe.

• Hãy đảm bảo rằng bạn không đưa ra bất cứ một dấu hiệu thị giác nào như nhướn mày, biểu cảm nét mặt và trẻ không đọc được hình miệng.

• Từng âm cần được phát ra có độ dài như nhau, không lên xuống giọng.

• Sau khi phát ra từng âm cần chờ trẻ phản ứng theo cách phù hợp lứa tuổi (Hãy xem phần Những vấn đề liên quan đến các lứa tuổi khác nhau ở bên dưới để có thêm thông tin).

• Phát âm mỗi âm ít nhất 3 lần theo thứ tự ngẫu nhiên. Các khoảng ngừng giữa các âm cần có độ dài khác nhau.

• Bất ngờ có những khoảng im lặng, không phát ra âm thanh nào, câu trả lời “không có gì” là một phản ứng phù hợp.

• Theo dõi phản ứng của trẻ để có thể so sánh sự thay đổi kết quả theo thời gian.

(còn tiếp)

 

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902