NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO PHỤ HUYNH ĐỂ GẮN KẾT HƠN VỚI TRẺ TRONG MÙA DỊCH - Từ chuyên gia trị liệu ngôn ngữ của AB, cô Janani Jeyaraman
Thời gian cách ly tại nhà tránh dịch sẽ là một cơ hội tốt để bạn và bé có thể gắn kết với nhau hơn, cũng như bạn cũng có thể dạy bé nhiều kỹ năng hơn. Vậy bạn có gặp những khó khăn gì trong thời gian vừa qua? Bé có quá nghịch ngợm và không muốn vui chơi với bạn? Nếu bạn có thắc mắc hoặc gặp khó khăn khi chơi và nuôi dạy trẻ khiếm thính ở nhà, hãy nhắn cho AB, AB sẽ gửi câu hỏi đến chuyên gia và hỗ trợ bạn!
Và ở thời điểm hiện tại, AB sẽ đưa ra những lời khuyên thường gặp nhất.
Con của bạn có cảm thấy bồn chồn khi ở nhà không?
Đã có nhiều phụ Huynh nhắn tin với tôi và hỏi rằng làm sao để có thể trở nên gần gũi hơn với bé trong khoảng thời gian cách ly này không? Và cũng thật khó để có thể quản lý được các bé ở nhà!
Một điều tôi muốn nhấn mạnh đó là khoảng thời gian cách ly này có thể là một khoảng thời gian khá căng thẳng với các bé. Đa số các bé đều muốn được ra ngoài vui chơi, gặp gỡ mọi người và khám phá bên ngoài. Tuy nhiên trong khoảng thời gian cách ly này, các hoạt động cũng như những người mà bé có thể gặp và nói chuyện khá hạn chế. Do đó trẻ cũng có thể cũng có những hành vi như không thể tập trung trong một khoảng thời gian, bé có thể cảm thấy bồn chồn, đối với các bé nhỏ, thì có thể các bé sẽ ngủ nhiều hơn.
Vậy làm sao để có thể gắn kết gần gũi hơn với bé và bé cũng hợp tác với chúng ta? Tôi sẽ khuyên và nhấn mạnh rằng các bạn có thể gắn kết hơn thông qua cách vui chơi với trẻ. Tôi cũng hiểu rằng có thể các bé cũng sẽ có những bài tập, bài học được giao về nhà để bạn dạy bé và cùng bé luyện tập, tuy nhiên thời điểm này có lẽ không phải là thời điểm tốt nhất để gắn kết với bé thông qua các phương pháp đó. Sẽ dễ dàng và bớt căng thẳng hơn nếu bạn chơi với trẻ, và chơi đùa cũng không hề gây lãng phí thời gian. Thông qua vui chơi, bé cũng có thể phát triển thêm các kỹ năng về hành vi, kỹ năng ngôn ngữ, xã hội.v.v… Và vui chơi cũng giúp bé bớt căng thẳng. Do đó tôi muốn khuyên các bạn hãy chơi với con thật nhiều trong khoảng thời gian này, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Chúc các bạn có một thời gian thật vui vẻ!
Con bạn dường như không hứng thú khi chơi với bạn?
Khi dạy trẻ ở nhà, có thể bạn sẽ gặp một số trường hợp như trẻ cảm thấy chán, không hứng thú tham gia các hoạt động và quay lưng bỏ đi. Vậy điều bạn cần làm là gì? Đây là một số quy tắc cần thiết khi chơi với trẻ.
- Quy tắc thứ 1: Hãy chơi một cách tự do với bé, đừng nên quá đi theo khuôn khổ
- Quy tắc thứ 2: Đừng nên tạo những giờ vui chơi thành không khí của một bài kiểm tra. Bạn không nên hỏi các câu như: “ Màu này là màu gì?” “ Con có thể nói cho mẹ biết đây là cái gì không?”, “ có bao nhiêu đồng xu ở trong hộp?”, trẻ sẽ cảm thấy chán. Điều trẻ muốn là chơi với cha mẹ chứ không phải là làm bài kiểm tra. Sau đó, trẻ sẽ có phản ứng né tránh và không muốn chơi với bạn thêm một lần nữa, vì trẻ sẽ không có niềm tin là chơi với cha mẹ sẽ vui.
- Quy tắc thứ 3: Đừng trả lời “ Không” với tất cả mọi thứ. Khi chơi trẻ có thể bày nhiều thứ ra và làm mọi thứ hỗn độn, nếu bạn nói không với trẻ, điều đó đang vô tình ngăn cản trẻ vui chơi.
- Quy tắc thứ 4: là quy tắc quan trọng nhất. Trẻ cần phải là người được nắm giữ vai trò chính trong trò chơi, sẽ là người quyết định sẽ chơi gì, chơi với đồ chơi nào, chơi như thế nào. Vai trò của chúng ta sẽ là người tham gia và cùng có những phút giây vui vẻ với trẻ. Chúng ta không nên yêu cầu trẻ phải chơi với đồ chơi nào, chơi những gì. Nếu chúng ta làm điều đó có nghĩa là chúng ta đang ngăn trẻ tự tìm hiểu đồ chơi, và học những bài học từ đó.
Trên đây là 4 quy tắc các bạn nên áp dụng để có thể giúp bé có hứng thú tham gia trò chơi! Chúc các bạn và bé có những giây phút thật vui vẻ!
Có nên nói chuyện tiếng Anh với bé ở nhà?
Cha mẹ là người quyết định con sẽ nói ngôn ngữ nào và sẽ giao tiếp bằng ngôn ngữ nào với bé. Cha mẹ có thể mường tượng rằng, đứa trẻ được sinh ra với 1 chiếc hộp ngôn ngữ, và khi mới sinh ra, chiếc hộp này vẫn còn chưa được hoạt động. Khi cha mẹ nói chuyện càng lúc càng nhiều với trẻ, một ngày nào đó, chiếc hộp này sẽ được kích hoạt và lớn dần lên. Nếu cha mẹ tiếp tục nói chuyện, cung cấp cho bé thêm nhiều từ ngữ, đủ nhiều và phong phú thì chiếc hộp này sẽ mở ra vào đúng thời điểm phát triển tương ứng. Sau đó, khi cha mẹ tiếp tục nói chuyện, dạy bé thêm nhiều từ ngữ thì giúp cho chiếc hộp lớn lên thêm và có thể tiếp tục tiếp thu được các ngôn ngữ khác. Nhưng nếu, ngôn ngữ cha mẹ nói chuyện và dạy cho con cái lại không đủ nhiều, từ ngữ giới hạn thì sẽ chiếc hộp ngôn ngữ đó sẽ mở ra chậm hơn, và không phát triển lớn nhất có thể. Trở lại câu hỏi ban đầu, ngôn ngữ bạn chọn để trẻ nói hay ngôn ngữ đầu tiên con bạn học nên là ngôn ngữ mà bạn cảm thấy có thể dạy và cung cấp được nhiều từ ngữ nhất. Khi bạn sử dụng ngôn ngữ này, bạn cần phải cảm thấy có sự kết nối cảm xúc, bạn không được có những cảm giác như khó khăn và bị giới hạn trong việc giải bày cảm xúc bản thân một cách đầy đủ và thực tế nhất, vì điều này khiến cho các từ ngữ bạn dạy trẻ cũng sẽ bị giới hạn và không đủ nhiều để trẻ phát triển ngôn ngữ đúng độ tuổi.
Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ và có sự lựa chọn khôn ngoan nhất!
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho bé, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)