Trẻ em cần hơn 40 triệu từ trước khi bước vào học cấp 1. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể được tiếp xúc và học đầy đủ 40 triệu từ này để có nền tảng để học tốt ở trường. Vậy những yếu tố nào tác động đến khả năng ngôn ngữ của trẻ và chúng ta cần phải làm gì để giúp trẻ có được nền tảng tốt?
Kỹ năng từ vựng của trẻ em có liên quan đến nền tảng kinh tế của chúng. Đến 3 tuổi, có khoảng cách đến 30 triệu từ giữa trẻ em thuộc các gia đình giàu nhất và nghèo nhất. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng cách từ vựng thể hiện rõ ở trẻ mới biết đi. Đến 18 tháng, trẻ em ở các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau thể hiện sự khác biệt rõ rệt về khả năng từ vựng. Sau 2 tuổi, sự chênh lệch về phát triển vốn từ vựng đã tăng lên đáng kể. Nhưng bản chất của yếu tố này, thật chất chính là mức độ từ ngữ, số lượng các cuộc nói chuyện chất lượng mà trẻ được tiếp xúc trong môi trường xung quanh, ở đây chính là gia đình, nhà trẻ, từ cha mẹ và người chăm sóc cho trẻ.
Đối với trẻ mất thính lực, hoặc không tiếp xúc đầy đủ với âm thanh sẽ lại có khoảng cách lớn hơn trong số lượng từ vựng học được.
Việc loại bỏ sự bất bình đẳng này sẽ cần có những can thiệp sớm để giải quyết trực tiếp vấn đề. Giáo viên mầm non có thể dựa trên những gì trẻ đã biết và đáp ứng sở thích của trẻ để giới thiệu và củng cố các từ mới. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp trẻ nhỏ xây dựng vốn từ vựng tốt hơn:
- Sử dụng những từ mới một cách thú vị trong các cuộc trò chuyện thường ngày và tự nhiên. Hãy thử cách này vào giờ ăn hoặc khi bày một món đồ chơi hoặc vật liệu mới. Giới thiệu một từ mới trong ngữ cảnh sẽ giúp trẻ học được nghĩa của từ đó. Ví dụ: trẻ em học đàn ukulele là gì sẽ dễ dàng hơn khi chúng có thể nhìn và nghe nó cũng như nghe bạn nói từ đó.
- Sử dụng cử chỉ và nét mặt để giúp trẻ hiểu các từ mới. Ví dụ, khi giới thiệu từ vui vẻ, bạn có thể mỉm cười và vẫy tay để truyền đạt ý nghĩa của nó.
- Hát với trẻ và ngâm thơ và các bài đồng dao để giới thiệu từ vựng một cách vui vẻ và lý thú.
- Nói chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ trò chuyện với nhau. Giữ cuộc trò chuyện tiếp tục bằng cách đặt câu hỏi, đưa ra nhận xét và mời trẻ suy nghĩ và chia sẻ ý kiến của mình.
- Đọc cho trẻ nghe hàng ngày, dành thời gian để đọc lại các từ mới. Hãy tìm những cuốn sách có hình ảnh minh họa cung cấp manh mối về nghĩa của từ.
Hãy nghĩ về những từ vựng mới có thể xuất hiện trong những cuộc dạo chơi như một phần của trải nghiệm. Ví dụ như một chuyến đi đến một nhà hàng pizza có thể giới thiệu bột, tương hay các từ có thể bắt gặp.
Cho trẻ nhiều thời gian để học ý nghĩa và cách sử dụng của các từ mới trước khi chuyển sang các từ khác.
Giúp gia đình hiểu tầm quan trọng của việc nói chuyện với con cái và chia sẻ những từ vựng mới. Gửi cho phụ Huynh những ý tưởng nói chuyện được đề xuất dựa trên sở thích của trẻ và các bài học trên lớp.
Đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều có cơ hội học, hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng của các từ mới
LAURA J. COLKER
https://www.naeyc.org/resources/pubs/tyc/feb2014/the-word-gap
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/