; GIAO TIẾP VÀ DẠY NGHE NÓI CHO TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ (P2) – Octaidientuab
Menu
GIAO TIẾP VÀ DẠY NGHE NÓI CHO TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ (P2)

GIAO TIẾP VÀ DẠY NGHE NÓI CHO TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ (P2)

Dạy nghe cho trẻ cấy ốc tai điện tử

Việc cha mẹ tham gia vào quá trình điều trị cùng với trẻ ngay sau khi trẻ cấy ốc tai điện tử là cực kỳ quan trọng. Phần lớn của quá trình điều chị này có thể đạt được thông qua các hoạt động nghe. Những hoạt động này có thể được hoàn thành trong các buổi vui chơi của trẻ, hoặc trong các ngày bình thường khi bạn đang thực hiện các công việc hằng ngày như đi mua sắm, tắm rửa... Quan trọng là bạn phải nhận biết được mức độ ngôn ngữ của trẻ, và điều này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hiểu, và khả năng thính lực của trẻ trước khi cấy. Việc xác định đúng mức độ ngôn ngữ của trẻ để bắt đầu đào tạo và khiến các bài tập không quá khó cho trẻ là cực kỳ quan trọng, vì điều đó giúp trẻ cảm thấy được khích lệ và dẫn đến khả năng thành công cao hơn trong suốt các hoạt động. Một điều nữa cũng quan trọng không kém, là hãy lưu ý rằng nếu trước đó trẻ đã sử dụng những ký hiệu, thì chúng ta không cần phải tránh việc sử dụng nó trong phần phân biệt âm thanh và phần nghe nữa. Điều này có thể khá khó khăn, nhưng cái chúng ta cần là tập cho tai của trẻ phát triển, trong khi sử dụng ký hiệu có thể đưa ra quá nhiều gợi ý và khiến trẻ lệ thuộc vào nó khi tập trung nghe.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện dạy nghe cho trẻ:

  • Bộ cấy được bật và thiết lập đầy đủ chưa? (âm lượng, pin, điều chỉnh âm thanh...)
  • Bạn có đứng đủ gần với trẻ không?
  • Bạn có ở đúng bên so với trẻ không? (bên được cấy)
  • Kiểm tra tiếng ồn và những thứ khiến trẻ dễ sao nhãng ở môi trường xung quanh.
  • Trẻ có bị cảm lạnh /nhiễm trùng tai không? (điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe)
  • Hãy chắc chắn rằng trẻ đang thực sự lắng nghe chứ không phải đọc khẩu hình môi
  • Hãy xác định mức độ ngôn ngữ và mức độ phát triển của trẻ khi thực hiện các bài tập thính lực
  • Bạn đã thực hiện bài kiểm tra âm thanh Ling chưa?

Dạy nghe

Có một hệ thống cấp bậc cho việc điều trị khi dạy nghe, và nếu bạn đang bắt đầu ở vạch xuất phát và trẻ chỉ mới được cấy ốc tai điện tử gần đây, thì các bài tập thính lực sơ khởi chỉ giúp trẻ phân biệt được giữa việc có âm thanh hiện hữu và sự im lặng. Đầu tiên, trẻ cần phải nghe và phản ứng với âm thanh. Trẻ có đang phân biệt được phân biệt được giữa âm thanh và sự im lặng hay không? Trẻ có phản ứng với âm thanh bằng cách ngừng lại hoặc nhìn vào nơi phát ra âm thanh hay không? Một cách để bắt đầu quá trình nhận thức âm thanh là khuyến khích trẻ chờ đợi, khi đang quay lưng về phía bạn, khi đó bạn hãy phát ra một âm thanh bằng đồ chơi hay các vật thể, và xem cách trẻ phản ứng. Khi trẻ nghe âm thanh và phản ứng với nó, hãy khen trẻ. Làm như vậy trong một hoạt động có cấu trúc phụ thuộc vào việc dạy trẻ phản ứng có điều kiện. Điều này có nghĩa là, trẻ sẽ phản ứng bằng cách nhìn, chạm, nắm tay bạn hoặc thậm chí bỏ một hạt đậu vào cốc mỗi lần trẻ nhìn thấy âm thanh. Ban đầu, dù trẻ có thể công nhận sự hiện diện của âm thanh, nhưng trẻ chưa chắc đã nhận ra chúng. Khi trẻ có thể phản ứng với sự khác nhau giữa việc có và không có âm thanh, chúng ta sẽ làm việc theo một số bước sau:

  • Phân biệt giữa các âm thanh dài và ngắn khác nhau
  • Phân biệt giữa 2 âm thanh khác nhau. Nếu bạn đang làm việc với âm lời nói, việc dạy trẻ phân biệt giữa các nguyên âm là khá khó, vì vậy chúng ta phải sử dụng các âm thanh không chỉ khác nhau, mà còn có các tần số cộng hưởng (formant frequencies) khác nhau
  • Phân biệt giữa từ một và hai âm tiết / từ vô nghĩa
  • Phân biệt giữa các từ có chứa các nguyên âm khác nhau
  • Phân biệt giữa các từ có âm đầu hoặc âm cuối khác nhau

Phân biệt giữa danh sách các từ có nghĩa đóng và từ có nghĩa mở. Danh sách từ có nghĩa đóng có thể là một tập hợp các từ nhỏ hơn quen thuộc với người nghe và ban đầu khá khác nhau về âm thanh. Danh sách từ mở tập hợp giới thiệu các từ mới và có thể phức tạp hơn vì một số từ có thể cùng loại hoặc có âm thanh tương tự.
Một ví dụ của danh sách những từ có nghĩa đóng – giày, đồ ngủ, ủng...Một số từ có nghĩa đóng khó hơn như mũ, chiếu, chuột, nhà. Danh sách từ nghĩa mở có thể bao gồm vô số từ để trẻ có thể học hỏi, và những bài tập này thường khó khăn hơn nhiều.

Những giai đoạn đầu của phát triển âm thanh

Trẻ mới được cấy ốc tai điện tử đôi lúc có rất ít hiểu biết về âm thanh. Cha mẹ và/hoặc người chăm sóc có vai trò giải thích những thâm thanh mới cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ tới âm thanh và tham gia cùng trẻ trong các hoạt động. Bên ngoài môi trường trị liệu, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên cẩn thận nhắc trẻ trước về những loại âm thanh khác nhau, chỉ vào hướng phát ra âm thanh, gọi tên âm thanh cho trẻ.

Một khi trẻ đã tự nhận thức được tên của mình và một số âm thanh xung quanh trẻ, đã đến lúc xem xét cho trẻ thực hiện một số bài tập liên quan đến việc nhận thức mẫu. Nhận thức mẫu đề cập đến khả năng phân biệt những âm thanh dài ngắn khác nhau, hoặc những âm liên tiếp và âm gián đoạn, và sau đó là những từ ngữ đơn giản đến phức tạp. Để bắt đầu, chúng ta nên thực hiện các hoạt động đóng, có nghĩa là chỉ cho trẻ biết và nhận thức được những âm thanh mà chúng ta muốn trẻ nghe. Ví dụ, nhìn vào một tập hợp những đồ chơi quen thuộc và gọi tên tất cả chúng sẽ giúp trẻ cảm thấy quen thuộc với chúng. Sau đó chọn ra hai đồ chơi khác tên, âm thanh, và độ dài âm tiết, gọi tên một món đồ và xem trẻ có thể chỉ được món đồ chính xác hay không. Chú ý cố không để trẻ đọc khẩu hình môi khi bạn gọi tên các đồ vật. Một khi trẻ đã làm quen với trò chơi và thành thục trong việc phân biệt các âm thanh bạn có thể thực hiện hoạt động này cả ngày, ví dụ phân biệt các sản phẩm trong cửa hàng, hay các vật thể khi bạn đi dạo ở ngoài. Nếu nhận thấy trẻ có cải thiện, hãy tăng số lượng các vật thể cho bé lựa chọn từ hai lên ba, bốn hoặc nhiều hơn.

Khi kỹ năng của trẻ phát triển, bạn có thể tiếp tục sử dụng một số câu đơn giản trong các bài tập đóng. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập về sự giống nhau/khác nhau. Ví dụ, lấy hai dãy gồm các từ giống nhau, nhưng một dãy từ có một từ ở cuối khác các từ con lại, và hỏi trẻ “Hai dãy từ này giống hay khác nhau?”

ba ba ba ba                 ba ba ba ba bo
ta ta ta ta                    ta ta ta ta
Việc yêu cầu trẻ phân biệt các từ ngữ trong cụm từ và phân biệt các từ ngữ khi có tiếng ồn nền sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng nghe. Cuối cùng, để mở rộng vốn từ cho trẻ, hãy đưa ra các sự lựa chọn kèm các câu hỏi (ví dụ “Con muốn viết bằng cây bút nào hơn?”), khi đó khả năng lĩnh hội thính giá của trẻ sẽ được nâng cao. Một khi trẻ cảm thấy tự tin ở mức độ này, chúng ta cần bắt đầu xem xét đến các bài tập mở. Các bài tập mở thường bắt đầu với việc giới thiệu những âm thanh hoặc từ ngữ mới lạ cho trẻ. Sau đó trẻ cần phải học cách phân biệt, học hỏi và cố gắng phát âm rõ ràng lại những từ đó khi trẻ phát triển các kỹ năng.

Trị liệu Nghe – Nói

Một trong những phương pháp thành công nhất trong việc tạo điều kiện phát triển lời nói cho trẻ cấy ốc tai điện tử là chương trình Trị liệu Nghe – Nói. Phương pháp này tập trung vào việc nghe và nhận thức âm thanh, vì đây là cách tự nhiên và hiệu quả nhất để trẻ học nói. Với chương trình Trị liệu Nghe – Nói, mọi cơ hội để trẻ có thể nghe và học hỏi đều được vận dụng, với việc sử dụng môi trường xung quanh như một công cụ để học.

Chương trình Trị liệu nghe nói (AVT) cần có sự tham gia của gia đình và Chuyên gia Ngôn ngữ và Lời nói – những người có thể tạo điều kiện cho trẻ học nói thông qua việc nghe (giống như cách mà trẻ bình thường vẫn học). Khả năng lắng nghe, lời nói và ngôn ngữ đều được phát triển thông qua các hoạt động nghe chủ động, việc giáo dục và giao tiếp trên cơ sở hằng ngày. Các bậc cha mẹ nên trở thành những nhân tố chính trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ.

Quá trình học hỏi sẽ được giúp sức rất nhiều bởi việc chẩn đoán tổn thương thính giác và đeo máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử. Cha mẹ cũng cần tham gia vào quá trình học hỏi của trẻ và làm việc với các chuyên gia thường xuyên. Trẻ sẽ học thông qua việc nghe nhiều hơn là quan sát. Chương trình Trị liệu Nghe – Nói nên được chỉ dẫn bởi một chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có kinh nghiệm, vì đây là người sẽ hướng dẫn và làm việc trực tiếp với cha mẹ để họ có thể tự tiến hành hoạt động trị liệu ở nhà và theo một cách tự nhiên nhất. Nhiều trong số những hoạt động chúng ta đã kể trên sẽ sở thành một phần của chương trình AVT.

Một trong những kỹ thuật được sử dụng trong chương trình AVT được gọi là “Kỹ thuật sandwich”. Trong kỹ thuật này, các chuyên gia trị liệu sẽ ngồi ở bên phía có tai cấy ốc tai của trẻ, lặp lại câu nói nhiều lần, sau đó giới thiệu một hình ảnh để giải thích cho câu nói đó (có thể là hình ảnh hoặc vật thể), và cuối cùng sẽ đọc lại thông tin một lần nữa, đảm bảo việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính chiết đoạn (ví dụ như cao độ hay vần luật)

Làm nổi bật âm thanh chính cũng được sử dụng để kích thích môi trường nghe của trẻ. Điều này đòi hỏi việc sử dụng nhiều biên số như tiếng ồn nền, khoảng cách, tính phức tạp và tốc độ nói để làm thay đổi các điều kiện thính giác, qua đó giúp trẻ được đào tạo theo cách hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số mức độ phát triển của lời nói và các kỹ năng nghe của trẻ sau khi cấy ghép:

  • Nhận thức với âm thanh – phản ứng được với các âm thanh
  • Biết được ý nghĩa của âm thanh – liên kết được một âm thanh cụ thể với một vật thể trong môi trường xung quanh.
  • Nghe sớm – phản ứng với âm nhạc, phát âm, bắt chước giọng của mẹ, nói được gần đúng một số từ ngắn như “mẹ”
  • Phân biệt – phân biệt được giữa âm thanh của môi trường xung quanh (bên trong và bên ngoài), sự yên tĩnh, âm thanh to và phân biệt được giọng nói của mọi người. Bắt đầu tự nhận thức được tên của mình, phân biệt được một số cụm từ phổ thông, bắt chước được những cụm từ ngắn.
  • Kỹ năng định hướng – bắt đầu định hướng được âm thanh từ khoảng cách xa dần
  • Nghe định hướng và nghe có khoảng cách – nhận thức được âm thanh từ mọi hướng. Phân biệt được những từ ngữ và yêu cầu quen thuộc từ mọi hướng ở khoảng cách xa dần.
  • Nghe trong môi trường có tiếng ồn – nhận ra một số từ ngữ, cụm từ hoặc yêu cầu quen thuộc với mức độ khác nhau tăng dần, từ mọi hướng với môi trường tiếng ồn.
  • Ký ức âm thanh và xâu chuỗi âm thanh – khả năng đưa ra sự lựa chọn từ nhiều sự lựa chọn, bắt đầu có khả năng chọn lựa những hình ảnh từ dãy nhiều hình ảnh. Bắt chước một vài chuỗi từ ngữ khác nhau.
  • Sự phát triển ký ức ngắn hạn – khả năng chọn một vài vật thể đã được gọi tên từ một nhóm lớn hơn. Ký ức dài hạn cũng sẽ được mở rộng, khả năng ghi nhớ tên và vốn từ vựng được cải thiện
  • Sử dụng nhiều từ và cụm từ hơn, và biết vài bài hát đơn giản. Khả năng thuật lại thông tin như địa chỉ hoặc mô tả lại một sự việc quá khứ.
  • Sự phát triển này sẽ không xảy ra trong khi trẻ ngủ và sự thành công của chương trình trị liệu sẽ phụ thuộc vào tất cả sự cam kết từ cha mẹ, người chăm sóc và đội ngũ chăm sóc giáo dục xung quanh trẻ.

Lời nói

Cùng lúc với việc dạy nghe, chúng ta cũng cần cải thiện khả năng nói cho trẻ. Cố gắng cho trẻ lặp lại hoặc gọi tên các đồ vật theo yêu cầu không phải là cách tốt nhất để dạy nói cho trẻ, chúng ta cần tìm cách để trẻ có thể học nói theo cách riêng của bé, ở những nơi mà chúng có thể chủ động và cảm thấy thoải mái, không có áp lực nhất. Chúng ta cần cung cấp những khuôn mẫu tốt cho việc nói, không chỉ là gọi tên các đồ vật, mà còn lặp lại chính xác bằng nỗ lực cá nhân của trẻ. Và hãy khen ngợi trẻ mỗi lần trẻ cố gắng nói.

Một khi trẻ đã chủ động nghe, phân biệt và sử dụng một vài lời nói, chúng ta có thể bắt đầu xem xét một vài ý tưởng cho việc trị liệu lời nói mà có thể tập trung vào kỹ năng nói song song với kỹ năng nghe. Thông thường, điều đó sẽ giúp ích nếu trẻ lớn hơn một chút khi bạn bắt đầu các bài tập nói, bởi vì trẻ nhỏ thường không nhận thức được mục đích của những nhà trị liệu và/ hoặc cảm thấy khó khăn trong việc mô tả một số khái niệm như âm thanh trước và sau...Tuy nhiên, việc tổ chức những hoạt động nghe vẫn nên được đặt lên hàng đầu.

Sẽ tốn thời gian cho trẻ để phát triển kỹ năng nghe – nói. Chúng ta cần phải nhớ rằng đối với một số trẻ, thính lực của chúng có thể giống như của trẻ sơ sinh vậy, và mọi âm thanh chúng nghe được đều là những âm thanh mới. Bộ cấy ốc tai điện tử sẽ rất thích hợp và hiệu quả để cải thiện các kỹ năng nghe nói và giúp trẻ theo kịp với những trẻ bình thường khác.

( Nguồn: https://www.aussiedeafkids.org.au/communication-and-habilitation-for-wearers-of-cochlear-implants.html)

 

 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902