; GIAO TIẾP VÀ DẠY NGHE NÓI CHO TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ (P1) – Octaidientuab
Menu
GIAO TIẾP VÀ DẠY NGHE NÓI CHO TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ (P1)

GIAO TIẾP VÀ DẠY NGHE NÓI CHO TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ (P1)

Ưu điểm vượt trội của việc cấy ốc tai điện tử so với máy trợ thính thông thường là nó cho phép bạn nghe âm thanh và lời nói nhạy bén hơn, và điều này tạo điều kiện cho sự phát triển lời nói một cách tự nhiên hơn. Bộ cấy cũng đặc biệt hữu ích trong việc tạo điều kiện cho sự nhận thức một vài tần số nhất định của lời nói, và cá nhân người được cấy cũng có thể theo theo dõi lời nói của họ tốt hơn.

Khi trẻ nhận được bộ cấy ốc tai điện tử, chúng sẽ cần một lượng lớn thông tin đầu vào từ Nhà bệnh lý học về ngôn ngữ và lời nói/Chuyên gia trị liệu, đội ngũ cấy ghép chuyên nghiệp và cha mẹ / người chăm sóc. Đối với người lớn được cấy ốc tai điện tử, có khả năng họ đã từng nghe được âm thanh và đã có kỹ năng nói, vì vậy bất kỳ các thông tin đầu vào nào từ các chuyên gia có thể ít cần thiết hơn.

Máy trợ thính bình thường khuếch đại âm thanh, trong khi bộ cấy ốc tai lại cố gắng bỏ qua các khu vực thương tổn và đưa âm thanh trực tiếp đến các dây thần kinh thính giác. Do đó, việc cấy ghép đòi hỏi một quy trình phẫu thuật để cấy điện cực vào trong ốc tai. Toàn bộ thiết bị được tạo thành từ nhiều bộ phận:

Một micro thu nhận âm thanh

  • Bộ xử lý lời nói có chức năng chọn lựa các âm thanh liên quan từ micro
  • Một bộ truyền tín hiệu biến các âm thanh thành xung điện
  • Một máy thu dưới da có chức năng gửi các xung lực đến một mảng điện cực nằm bên trong ốc tai. Quá trình này giúp gửi các xung điện đến dây thần kinh thính giác

Sau khi trẻ kết thúc ca phẫu thuật, và bộ cấy ốc tai điện tử bắt đầu hoạt động, thì những người xung quanh trẻ sẽ phải mất vài năm để tạo điều kiện giúp trẻ tập nghe, nói và phát triển ngôn ngữ. Có một vài khía cạnh về sự phát triển của trẻ và môi trường xung quanh mà chúng ta cần tập trung vào:

Thay đổi môi trường giao tiếp ở nhà và trường học

Giống như việc giúp trẻ khiếm thính giao tiếp, mọi người xung quanh cũng cần phải có nhận thức cao hơn về việc giao tiếp của chính họ và môi trường giao tiếp. Chúng ta, với vai trò là những người giao tiếp với trẻ khiếm thính, phải nhận thức được một số hành vi của chính mình, bao gồm việc đối diện với trẻ khi giao tiếp, nói chuyện rõ ràng để trẻ có thể đọc được cử chỉ môi, và sử dụng điệu bộ, dấu hiệu hoặc hình ảnh để giúp trẻ hiểu khi cần (với tài liệu Trị liệu Nghe-Nói, bạn không nhất thiết phải tuân theo những quy trình này khi bạn đang dạy trẻ cách nghe và phân biệt âm thanh). Chúng ta cũng cần phải chú ý tới môi trường vật lý xung quanh và giao tiếp với trẻ ở nơi có ánh sáng đầy đủ và ít tiếng ồn.

Phát triển ngôn ngữ

Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, nhưng với những trẻ đã được cấy ốc tai điện tử, chúng vẫn có cơ hội để phát triển giống như những trẻ bình thường khác nếu được cấy sớm và được tiếp xúc với ngôn ngữ thường xuyên. Hãy lưu ý rằng trẻ ở độ tuổi tập nghe trong giai đoạn tiền ngôn ngữ thường nhận được những phản hồi từ người lớn khi chúng nhìn vào đồ vật. Vậy nên bạn cần phải tập trung và để trẻ khám phá, kiểm soát môi trường xung quanh. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách ngồi xuống và nói chuyện với trẻ về những hành động của trẻ. Khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị khiếm thính, hãy phản hồi cho trẻ thường xuyên nhất có thể, và hãy nhìn theo hướng mà trẻ chú ý (giống như với trẻ nhỏ). Và hãy giữ cho trẻ chú ý tới những âm thanh mà bạn có thể nghe thấy.

Nghiên cứu thực dụng, kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp

Những lĩnh vực giao tiếp này mô tả việc học cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống, kỹ năng luân phiên, cách thu hút sự chú ý, cách bắt đầu, trả lời, sửa sai, cách duy trì chủ đề giao tiếp, cách chia sẻ kiến thức và suy luận, biểu cảm khuôn mặt, giao tiếp bằng mắt, sự gần gũi và xúc giác. Đây là tất cả các kỹ năng mà hầu hết chúng ta có thể học dễ dàng trong vài năm đầu đời, nhưng với trẻ khiếm thính, những kỹ năng này có thể không phát triển một cách bình thường. Điều quan trọng, là đừng bao giờ đẩy trẻ khiếm thính vào trạng thái bị động trong giao tiếp. Hãy để trẻ học cách chủ động tham gia các cuộc trò chuyện, trả lời và chia sẻ những suy nghĩ của mình. Ghi hình lại khi trẻ nói chuyện và tương tác với mọi người xung quanh là một cách tốt để làm nổi bật một số kỹ năng cho trẻ.

Phát triển lời nói và giao tiếp biểu cảm

Việc phát triển lời nói bao gồm một số nhân tố dưới đây:

  • Nhận thức về âm lời nói và hiểu về âm thanh của các chữ cái
  • Cách phát âm của âm giọng nói
  • Ngôn điệu và ngữ điệu (ngôn ngữ ký hiệu không có mục này, nhưng việc sử dụng biểu cảm khuôn mặt giúp nhấn mạnh thêm ý nghĩa)
  • Chất lượng giọng nói là một khía cạnh có thể trở thành trở ngại đối với những trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính thường không có khả năng nghe giọng nói của chính mình một cách hiệu quả và thường dẫn đến việc nói quá nhanh hoặc quá to. Chúng cũng không có khả năng điều khiển nhịp thở khi đang nói.

Những trẻ cấy ốc tai điện tử sẽ nhận được lợi ích từ việc có một thiết bị có thể giúp chúng ‘’bắt nhịp’’ với âm giọng nói dễ dàng hơn và từ đó theo dõi được giọng nói của chính mình. Tuy nhiên, vẫn có một vài kỹ năng nghe then chốt mà trẻ cần phải học thông qua các buổi dạy nghe nói trước khi trẻ có thể phát triển âm giọng nói của mình.

Những điều cần nhớ khi giao tiếp với trẻ cấy ốc tai điện tử

  • Luôn đứng ở bên phía có cấy ốc tai điện tử của người được cấy khi bạn nói chuyện với họ
  • Hãy xem xét các điều kiện của môi trường xung quanh – ánh sáng, quần áo, tiếng ồn...
  • Sử dụng biểu cảm khuôn mặt và điệu bộ để diễn đạt ý nghĩa tốt hơn
  • Khi tiến hành các hoạt động học nghe, cố gắng đừng để trẻ đọc môi của bạn và hạn chế các cử chỉ hoặc điệu bộ.
  • Hãy lặp lại việc giao tiếp nếu trẻ không hiểu.
  • Yêu cầu bé có phản ứng lại với âm thanh khi giao tiếp
  • Hãy nói về những gì trẻ đang làm hoặc đang nhìn vào, có kỹ năng tập trung chung với trẻ.
  • Đừng nói quá to, nhưng cũng đừng lầm bầm
  • Hãy lưu ý về âm lượng và tốc độ nói của bạn
  • Hãy cố gắng sắp đặt các ngữ cảnh để giúp trẻ dễ hiểu hơn
  • Luôn trả lời trẻ và thưởng cho trẻ với một nụ cười
  • Hãy giữ cho trẻ chú ý tới những âm thanh mà bạn có thể nghe thấy

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho bé, chi phí cấy ốc tai điện tử, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902