; CẢI THIỆN CHÚ Ý THÍNH GIÁC Ở TRẺ NGHE KÉM VÀ MẤT THÍNH LỰC (PHẦN 1) – Octaidientuab
Menu
CẢI THIỆN CHÚ Ý THÍNH GIÁC Ở TRẺ NGHE KÉM VÀ MẤT THÍNH LỰC (PHẦN 1)

CẢI THIỆN CHÚ Ý THÍNH GIÁC Ở TRẺ NGHE KÉM VÀ MẤT THÍNH LỰC (PHẦN 1)

Chú ý thính giác và quá trình xử lý thông tin thính giác là những kỹ năng nhận thức quan trọng trong học tập và có thể sẽ cần đến một chút sự rèn luyện để trở nên tốt hơn. Luyện tập chú ý thính giác cũng rất cần thiết đối với các bé đeo máy trợ thính hay ốc tai điện tử gặp một số vấn đề về tập trung, chú ý. May mắn là có nhiều hoạt động tập luyện nhanh và thú vị có thể giúp thúc đẩy năng lực nghe , ghi nhớ và hoạt động nêu cần.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý và các hoạt động để giúp các phụ huynh cải thiện khả năng chú ý của bé.

Chú ý thính giác và xử lý âm thanh là gì?

Từ chú ý ( attention ) đề cập đến năng lực giữ sự tập trung vào một điều gì đó . Bạn cần phải có sự duy trì chú ý – giữ sự tập trung trong một khoảng thời gian . Phân tán chú ý – tức là cùng lúc tập trung vào nhiều hơn một thứ, hoặc cần phải có sự di chuyển chú ý – chuyền sự tập trung từ thứ này sang thứ khác một cách nhẹ nhàng . Có những lúc tất cả các kỹ năng này được vận dụng đồng thời !

Từ xử lý ( processing ) đề cập đến năng lực tiếp nhận và hiểu thông tin . Nó bao gồm tốc độ mà chúng ta có thể tiếp nhận và hiểu thông tin đó.

Như vậy, chú ý thính giác (auditory attention ) là năng lực tiếp nhận những thông tin thính giác quan trọng được lọc từ những thông tin thính giác còn lại. Nó cũng là năng lực duy trì hoặc tập trung vào thông tin thính giác trong một khoảng thời gian VÀ di chuyển sự chú ý khi cần .

Xử lý thông tin thính giác ( auditory processing ) là năng lực tiếp nhận và hiểu thông tin nghe được. Tốt nhất là nên xử lý thông tin thính giác ở mức độ chấp nhận được.

Khi nghe, thì thường điều rất quan trọng là nhớ được một hay nhiều thứ trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài . Do đó, điều quan trọng nữa là ít nhất phải có một số trò chơi luyện tập cho não kỹ năng ghi nhớ .

Làm sao để nhận biết được trẻ cần luyện tập các kỹ năng này?

Một số dấu hiệu có vấn đề về chú ý thính giác hoặc quá trình xử lý thông tin thính giác có thể là:

  • Có khó khăn trong việc ghi nhớ. Điều này có thể là những khó khăn bất kỳ về ghi nhớ một vài chỉ dẫn đơn giản đén việc quên các kiến thức toán đến không thể ghi nhớ được nhân vật của một câu chuyện vừa nghe đọc.
  • Có sự khó khăn lâu dài trong việc hiểu âm của chữ cái hoặc cách ghép vần thành từ. Nói cách khác là có trục trặc trong việc đọc.
  • Có khó khăn trong việc nhận ra các từ có vần điệu
  • Có trục trặc trong việc đánh vần
  • Thường xuyên bỏ âm khi nói hoặc nói sai các từ thông dụng.
  • Có khó khăn khi tập trung nếu như có quá nhiều âm thanh gây nhiễu.
  • Khó phân biệt các âm thanh
  • Thường hỏi thêm thông tin hoặc yêu cầu lặp lại. Bạn có thể nghe “hả” hoặc “cái gì?” rất nhiều.
  • Có khó khăn trong việc sắp xếp hoặc diễn đạt suy nghĩ.

Nếu bạn có nghi ngờ về thính lực của bé ở thời điểm hiện tại, bạn cần phải đưa bé đi gặp bác sỹ hoặc chuyên gia về thính lực để kiểm tra. Và nêu bé gặp khó khăn với nhiều vấn đề liệt kê ở trên thì cũng sẽ cần đưa bé đến gặp một nhà trị liệu để đánh giá và lập kế hoạc cho bé.

Các hoạt động chú ý thính giác , xử lý thông tin và thính giác

Chúng tôi đã thực hiện luyện tập hằng ngày liên tục trong 8 tuần. Và 8 tuần đó tạo nên sự khác biệt lớn! Nhờ vào việc thực hiện huấn luyện não bộ hàng ngày mà chúng tôi đã lồng ghép các hoạt động nghe khá thường xuyên và giúp giữ cho các kỹ năng này tinh nhạy . Tất cả các trò chơi và hoạt động mà tội liệt kê dưới đây được ứng dụng cho trẻ từ lớp 1 trở lên. Hãy chọn một hoặc 3 hoạt động để thực hiện mỗi ngày. Hãy lấy những hoạt động vui làm hoạt động chính để các hoạt động ít vui hơn sẽ không quá đơn điệu .

Nghe và làm theo chỉ dẫn

Cha/ mẹ cần con làm

Đây là hoạt động quan trọng đối với sự tiến bộ của con trai tôi! Bạn bắt đầu bằng việc nhờ trẻ làm một việc. Trước khi trẻ làm điều đó, trẻ cần phải hình dung được trong đầu việc mình sẽ làm và lặp lại lời chỉ dẫn. Hãy chắc chắn rằng bạn dùng ngón tay khi nói chỉ dẫn cho trẻ nghe và và trẻ cũng sử dụng 1 ngón tay khi thuật lại điều đó với bạn. Sau đó trẻ cần thực hiện việc đã yêu cầu .

Ngày tiếp theo , hãy thực hiện bài tập tương tự với 2 chỉ dẫn. Bạn đưa ra lời chỉ dẫn, gập một ngón tay khi nó chỉ dẫn thứ nhất, gập ngón tay thứ 2 khi nói chỉ dẫn thứ hai. Trẻ cũng hình dung trong đầu 2 việc cần làm và lặp lại lời chỉ dẫn vừa nghe trong khi đó có gập ngón tay . Sau đó trẻ thực hiện cả hai yêu cầu .

Đến ngày thứ 3 sẽ đưa ra yêu cầu có 3 nhiệm vụ . Ngày thứ tự là 4 chỉ dẫn và tiếp tục . Chúng ta chỉ ngừng bài tập này khi trẻ có thể thực hiện 7-8 nhiệm vụ theo thứ tự .

Ví dụ: Bắt đầu bằng câu dễ : “ Tôi bảo bạn tự vuốt mũi ”, sau đó khó hơn như: “ vuốt mũi, dập chân và huýt sáo”

Tìm ….. và đặt nó vào …..

Bạn có thể sử dụng bất kỳ đồ vật nào cho hoạt động này. Khá đơn giản, bạn đưa ra chỉ dẫn bằng lời để trẻ phải nghe và làm theo. Hãy bắt đầu bằng chỉ dẫn ở mức độ dễ và sau đó tăng dần độ khó. Những chỉ dẫn chỉ được nói ra một lần .

Ví dụ dễ : “ Tìm 3 khối gỗ màu đỏ và đặt nó lên trên khối màu xanh dương . Khó hơn : “ Tìm ra những chữ sau đây - I , s , a và v. Đặt chúng từ trái sang phải theo thứ tự bảng chữ cái . ” Tôi bảo . Vâng , đây là một trò chơi xưa cũ mà bạn đã từng chơi khi nhỏ .

Chúng ta hãy cùng tiếp tục tham khảo thêm các trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng chú ý thính giác trong phần sau nhé!

( theo https://ourjourneywestward.com/brain-training-activities-auditory-attention/)

.......................

Bạn có thắc mắc? Chúng tôi ở đây để giúp bạn

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902