Để tìm kiếm thành công cho 1 đưa trẻ khiếm thính là điều vô cùng tuyệt vời nhưng có vô vàn khó khăn và thử thách. Nhiệm vụ của người giáo viên là đảm bảo rằng học sinh truy cập vào chương trình giảng dạy thành công và được truyền cảm hứng để học.
Vào đầu mỗi năm học, giáo viên có học sinh khiếm thính nên gặp gỡ với giáo viên cũ của học sinh đó để chia sẻ thông tin về học sinh và thảo luận về những chiến lược phát triển cho trẻ trước đây đã làm trong lớp học. Bên cạnh đó giáo viên nên tìm hiểu về các cơ chế mất thính giác của học sinh để linh hoạt và sẵn sàng sáng tạo trong việc tìm giải pháp cho các vấn đề và giao tiếp hiệu quả với học sinh quan trọng.
Tìm hiểu về "mất thính lực"
Bất cứ ai chưa từng có kinh nghiệm bị mất thính lực có thể không biết chính xác mức độ nghe của trẻ con bị ảnh hưởng. Ví dụ, một giáo viên mới có học sinh bị mất thính lực có thể không nhận ra rằng giọng nói cao hơn thường khó nghe hơn hoặc bộ râu khiến việc đọc môi của trẻ trở nên khó khăn hơn. Một nghiên cứu nhỏ về các nguyên tắc cơ bản của mất thính giác có thể giúp giáo viên dễ hiểu hơn những thách thức của học sinh bị khiếm thính trong lớp học. Sau đó, một giáo viên có thể giải quyết các vấn đề này bằng các kỹ thuật như giảm âm giọng, phát âm và đối mặt với học sinh khi nói.
Nghe là mệt mỏi cho một người mất thính lực. Nếu bạn đã từng ở nước ngoài mà không nói ngôn ngữ trôi chảy, hãy nghĩ về cảm giác của bạn khi cố gắng tìm ra ý nghĩa, dịch các dấu hiệu và hiểu ngôn ngữ ấy suốt cả ngày. Mẹ của một đứa trẻ bảy tuổi bị mất thính lực nặng sâu, chỉ ra rằng du khách thì được nghỉ ngơi từ sự mệt mỏi đó, tuy nhiên, trẻ bị mất thính giác thì không. Người cha có con cấy ốc tai hai bên từ khi 18 tháng tuổi nói "Vì tất cả tiếng ồn nền, âm nhạc, điều hòa không khí, tiếng ồn của máy tính, những đứa trẻ khiếm thính sẽ không bao giờ được nghỉ ngơi cả ngày".
Trong cuộc sống hàng ngày của giáo viên, việc giữ trật tự trong lớp học thường phải là ưu tiên hàng đầu và đôi khi giáo viên thấy mình dành sự chú ý không cân xứng cho những học sinh quậy phá. Và những đứa trẻ khiếm thính thường bị bỏ lỡ sự chú ý của giáo viên. Ngay cả khi trẻ khiếm thính không cần sự chú ý liên quan đến hành vi, chúng vẫn cần sự hỗ trợ. Giáo viên có thể muốn thiết lập một vài lời nhắc để thường xuyên kiểm tra học sinh bị mất thính lực của mình trong suốt những ngày bận rộn nhất. Bước nhỏ đó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong trải nghiệm của trẻ con. Giáo viên có thể phát triển một bộ mã tín hiệu tay để xác định xem các thiết bị trợ thính của trẻ có hoạt động hay không và xử lý nó để không ảnh hưởng các học sinh khác.
Nghe kém trong lớp học
Ngoài việc hiểu những gì trẻ khiém thính có thể và không thể nghe thấy, giáo viên có thể thay đổi trong lớp học để mang lại lợi ích cho trẻ mà không làm cho trẻ cảm thấy bất thường. Vì vậy trẻ cần sử dụng hệ thống micro từ xa để giáo viên có thể hỗ trợ tốt nhất mà không ảnh hưởng đến các bạn học khác.
Các giáo viên nên hỏi học sinh bị mất thính giác, những gì cần làm để giúp cho trẻ trong lớp học, và tại sao. Ví dụ: "Hãy cho tôi biết nơi bạn ngồi và cho tôi biết lý do tại sao bạn ngồi đó" và thường xuyên thảo luận về các bài học trong lớp với trẻ. Việc khiến học sinh giải thích lý do giúp trẻ tổng hợp những gì trẻ làm và đang nghĩ về viêc tại sao trẻ làm điều đó. Điều này không chỉ giúp cả giáo viên và học sinh trong lớp mà học sinh có thể sử dụng những gì họ học được từ kinh nghiệm trong các môi trường khác.
Giao tiếp hiệu quả
Các nhà giáo dục có thể sử dụng một số ít các kỹ thuật đơn giản trong lớp học để tạo sự khác biệt lớn cho các học sinh bị khiếm thính:
1) Đối mặt với học sinh khi nói
Hãy chắc chắn rằng khuôn mặt của bạn trẻ có thể nhìn thấy khi bạn nói. Ngoài ra, hãy cố gắng đối mặt với trẻ bị mất thính lực càng nhiều càng tốt.
2) Sử dụng hệ thống bạn bè
Một kỹ thuật khác, được đề xuất là hệ thống bạn bè. Học sinh là bạn thân của nhau cùng lớn lên. Vì vậy, một học sinh nghe bình thường có thể làm bạn với bất kỳ 1 đứa trẻ khiếm thính và giúp đỡ cho học sinh khiếm thính về các bài học và trong lớp học; điều đó có thể giúp ích cho một giáo viên bận rộn.
3) Lặp lại chính mình
Cung cấp bối cảnh và sự lặp lại, điều này hữu ích không chỉ với những học sinh bị mất thính giác mà cả những học sinh khác. Thông báo về những gì sắp xảy ra và tóm tắt lại những gì vừa diễn ra.
Các công nghệ hỗ trợ có thể cải thiện thành công trong lớp học cho những học sinh bị khiếm thính. Chúng có thể tăng quyền truy cập vào âm thanh và loại bỏ tiếng ồn xung quanh. Phổ biến nhất là một micrô từ xa Phonak Roger. Thiết bị này sử dụng công nghệ Bluetooth để truyền âm thanh trực tiếp đến công nghệ nghe của trẻ khiếm thính (máy trợ thính, bộ xử lý của ốc tai điện tử). Giải pháp này có hiệu quả cao khi được sử dụng đúng cách. Nó rất quan trọng để đảm bảo rằng thiết bị luôn hoạt động và hoạt động tốt.
Một phụ huynh lưu ý rằng nếu không có micrô từ xa, con trai của cô chỉ có thể nghe được khoảng 75% những gì diễn ra trong lớp học nhưng nói với micro từ xa, trẻ có thể nghe khoảng 98%.
Điều quan trọng nữa là người nói, dù là giáo viên, khách hay học sinh khác, đều có thể đeo micro. Nếu tình huống không có lợi cho việc truyền micro xung quanh lớp học, giáo viên có thể nhận được kết quả tương tự bằng cách lặp lại những gì người khác đang nói. Giáo viên có thể tối đa hóa tiềm năng của các công nghệ hỗ trợ bằng cách truyền đạt tầm quan trọng của nó cho các học sinh, phụ huynh và giảng viên khác.
Cuối cùng, khuyến khích trẻ em tự ủng hộ cho mình có lẽ là điều quan trọng nhất mà giáo viên có thể làm để giúp học sinh. Nếu bạn tạo ra một môi trường trong đó một đứa trẻ bị mất thính lực có thể thoải mái giơ tay để nói, thì bạn chắc chắn sẽ tiếp tục thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ mà bạn đang dạy.
Nguồn: hearinglikeme.com/teaching-a-child-with-hearing-loss/
Bạn có thắc mắc? Chúng tôi ở đây để giúp bạn
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/