; TRẺ MANG ỐC TAI ĐIỆN TỬ HỌC CÁC TỪ NHƯ THẾ NÀO? – Octaidientuab
Menu
TRẺ MANG ỐC TAI ĐIỆN TỬ HỌC CÁC TỪ NHƯ THẾ NÀO?

TRẺ MANG ỐC TAI ĐIỆN TỬ HỌC CÁC TỪ NHƯ THẾ NÀO?

Một kinh nghiệm của chuyên gia giúp trẻ điếc học nói

Tác giả: Derek Houston

Theo Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio, trẻ khiếm thính thường bị tụt hậu về các kỹ năng ngôn ngữ ngay cả sau khi cấy ốc tai điện tử.

Đối với nhiều trẻ sinh ra đã bị điếc (born deaf), nghe được âm thanh có thể là một phép lạ. Các trẻ chập chững tập đi thường có thể có thiết bị cấy ghép 12 tháng sau khi được sinh ra, điều đó có nghĩa là trẻ có thể bắt đầu học nghe ngay sau khi tập những bước đi đầu tiên.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta bắt đầu học ngôn ngữ khi vẫn còn trong bụng mẹ, do đó một đứa trẻ được cấy ốc tai điện tử đã gặp bất lợi khi học ngôn ngữ nói. Bên cạnh đó, thính giác tự nhiên là không thể thay thế được dù có cấy ốc tai điện tử - thiết bị phải đòi hỏi sự huấn luyện và thường xuyên điều chỉnh phù hợp theo thời gian.

Vì những nguyên nhân đó và nhiều lý do khác, nhiều người chưa biết đến sự phát triển ngôn ngữ có thể bị chậm trễ ở trẻ khiếm thính và rất khác nhau ở mỗi trường hợp. Một số trẻ em nói chuyện rất tốt, rất khó để chúng ta phân biệt được với trẻ cùng tuổi nghe bình thường, trong khi đó, lại có những trẻ hầu như không nói được. (không có các kỹ năng ngôn ngữ nói). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bố mẹ của trẻ khiếm thính rất khó để giao tiếp với chúng. Đây chính là lý do tại sao các đồng nghiệp và tôi tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio (The Ohio State University Wexner Medical Center) đang kiểm tra xem trẻ em sử dụng ốc tai điện tử học từ ngữ khác với bạn cùng tuổi như thế nào. Chúng tôi đang cố gắng để tìm ra điều thu hút sự chú ý của một đứa trẻ trong khi chơi, và cha mẹ làm thế nào có thể sử dụng thông tin đó để giao tiếp tốt hơn với con cái của họ.

HỌC NÓI

Khi mọi người giao tiếp, chúng ta không chỉ đang nghe lẫn nhau mà còn có tất cả các loại tín hiệu thị giác, cộng với các tín hiệu từ xúc giác tham gia…Trên thực tế, tất cả các giác quan của chúng ta đang hoạt động. Khi khó nghe , những tín hiệu khác trở nên quan trọng hơn trong việc giúp trẻ hiểu được lời nói .

Hơn 90 phần trăm trẻ bị khiếm thính sinh ra từ các bậc cha mẹ nghe bình thường, và nhiều nghiên cứu cho thấy, thường có một sự ngắt kết nối giao tiếp giữa họ . Hầu hết các bậc cha mẹ có ít hoặc không có kinh nghiệm giao tiếp với người lớn bị điếc, do đó hay để các trẻ một mình . Để hiểu rõ hơn cách loại bỏ những rào cản này, chúng tôi đã phát triển cách ghi lại cẩn thận cách thức một phụ huynh và trẻ điếc tương tác khi đưa ra những từ mới .

Tiến sĩ Derek Houston xem lại cảnh quay từ một nghiên cứu kiểm tra xem trẻ em cấy ốc tai tương tác với bố mẹ chúng như thế nào khi học những từ mới. (Được phép của Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio)

Chúng tôi cung cấp cho phụ huynh ba vật thể, mỗi màu khác nhau, chúng tôi cung cấp tên khác nhau cho chúng và sau đó yêu cầu cha mẹ dạy những tên này cho trẻ. Video được quay ở nhiều góc độ, sử dụng các camera trong phòng và những camera gắn trên đầu với theo dõi mắt. Chúng ta có thể ghi lại chính xác trẻ tập trung vào đâu, chúng đang cầm gì và cách chúng phản ứng khi một từ mới được nói ra.

Chúng tôi theo dõi trẻ nhìn gì, cha mẹ nhìn gì, họ đụng chạm cơ thể như thế nào. Tất cả điều đó sẽ giúp chúng tôi trả lời các câu hỏi cụ thể về: Khi cha mẹ dạy tên, thì vật đó nên để trên bàn hay trước mặt trẻ? Phụ huynh nói tên sau khi đưa đồ vật ra hay sau khi lấy nó đi? Đứa trẻ nhìn cha mẹ hay đồ vật? Con chơi với đồ vật trong bao lâu?
Đó là một cách cứu phát triển ngôn ngữ cổ điển khi quan sát cha mẹ và đứa trẻ ngồi bên bàn tự do giao tiếp. Nhưng với công nghệ mới, chúng tôi có thể tìm hiểu những gì đang xảy ra với những điều mà chưa có ai từng thấy trước đây.

CHỈ CẦN CÓ MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN

Nghiên cứu đang được tiến hành, nhưng chúng tôi đã thực hiện một số quan sát có giá trị lớn. Ví dụ, liệu có hay không một trẻ học một từ nào đó có thể phụ thuộc vào cách bố mẹ nói tên đồ vật hay phản ứng với tên gọi đó.


________________________________________
Chúng tôi cũng học được rằng việc cũng cố liên tục rất quan trọng. Một việc gì đó đơn giản như cha mẹ kể lại các hoạt động hàng ngày có thể là một công cụ vô cùng quý giá. Đối với một số trẻ em, việc thay đổi nội dung sẽ tạo cảm hứng học tập. Chúng tôi hiện đang nghiên cứu với một đứa trẻ tên là Logan Lodge. Bé bị điếc bẩm sinh và đã cấy ốc tai điện tử ngay trước sinh nhật đầu tiên. Bây giờ 3 tuổi, bé đã nhận được những thuận lợi từ việc cha mẹ của bé hay nói chuyện với bé về việc họ đang làm hằng ngày, thậm chí với những việc đơn giản như:" Mẹ đang lấy ngũ cốc cho con. Bây giờ mẹ rót thêm sữa." Với việc củng cố liên tục như vậy, bé đang phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hầu như ngang bằng với các bé đồng lứa nghe bình thường.

Những kết quả như vậy đang trở nên phổ biến hơn khi nghiên cứu được tiếp tục. Nhìn thấy những người tham gia phá bỏ các rào cản và bé phát triển tự nhiên hơn thông qua các cuộc trò chuyện là một trong những phần thưởng lớn nhất của nhóm nghiên cứu. Bây giờ mỗi ngày có những khoảnh khắc mẹ bé quên rằng con mình bị điếc. Đó là một kết quả mà không từ ngữ, ngôn ngữ nào có thể diễn tả được.

Nguồn:  www.heath.usnews.com

Người dịch : Thầy thuốc ưu tú
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bích Thủy

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902