Các nhà nghiên cứu từ bệnh viện Ann&Robert H. Lurie Children’s ở Chicago đã đưa ra những bằng chứng xa hơn cho thấy những trẻ khiếm thính được cấy ốc tai điện tử trước 12 tháng tuổi có thể học và hiểu được ngôn ngữ nói nhanh hơn, cũng như có khả năng sử dụng được ngôn ngữ nói sớm hơn. Trong nghiên cứu của họ được xuất bản trên trang Otology and Neurotology, điều này là đúng thậm chí đối với những trẻ có những dấu hiệu khác của việc chậm phát triển ngôn ngữ, như sinh non chẳng hạn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phẫu thuật cấy ghép và gây mê là an toàn đối với trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ rõ rằng những trẻ được cấy ốc tai điện tử ở độ tuổi sơ sinh thường phát triển nhanh hơn và có nhiều khả năng hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ nói như là hình thức giao tiếp chính” – theo Stephen Hoff, bác sĩ y khoa tại bệnh viện Lurie Children’s, đồng thời là Phó giáo sư tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern. “Hơn 90% trẻ khiếm thính có cha mẹ là những người có thính lực bình thường. Hầu hết các bật cha mẹ đều hy vọng rằng bộ cấy ốc tai điện tử sẽ giúp trẻ nói được. Tuy nhiên, việc cấy ốc tai điện tử sớm không phải là một sự ưu tiên trong chính sách công. Vì điều này, nhiều trẻ khiếm thính không được xem xét cấy ốc tai điện tử cho đến khi đủ 12 tháng tuổi.”
Hiện nay, mỗi bang đều có yêu cầu thực hiện bài kiểm tra thính lực sơ sinh lâm sàng để chẩn đoán suy giảm thính lực sớm và đeo máy trợ thính cho trẻ. Tuy nhiên không có một chính sách công tương tự nào cho việc phát hiện và cấy ốc tai điện tử sớm cho những trẻ bị khiếm thính nặng được đề xuất, khi mà ốc tai điện tử có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với máy trợ thính trong những trường hợp như vậy.
“Bộ cấy ốc tai điện tử được đánh giá rất cao bởi vì chúng có thể giúp trẻ nghe được những phụ âm có tần số cao như âm “s”. Đây là những âm mà máy trợ thính không thể xử lý để giúp trẻ khiếm thính nghe được. Trẻ càng được cấy ốc tai điện tử và nghe được sớm, thì khả năng trẻ sớm hiểu được ngôn ngữ nói và bắt đầu học nói càng cao” – theo lời Nancy Young, bác sĩ Y Khoa, đồng thời là Giám đốc Y tế của Chương trình cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Lurie Children’s và Giáo sư tại Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern – “Trẻ sơ sinh nên được xem xét để quyết định nếu bộ cấy ốc tai điện tử có thể giúp trẻ nghe tốt hơn. Quy trình cấy ốc tai cũng rất an toàn và kết quả có thể rất đàng mong đợi.”
Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã xem xét lại 219 trường hợp trẻ được cấy ốc tai điện tử dưới 3 tuổi tại Bệnh viện Lurie Children’s, bao gồm một nhóm 39 trẻ được cấy ốc tai trước 12 tháng tuổi. Độ tuổi trung bình của lần theo dõi cuối cùng là 7.5 tuổi. Họ nhận ra rằng những trẻ sơ sinh được cấy ốc tai điện tử thường phát triển khả năng hiểu từ ngữ sớm hơn 1 năm so với những trẻ mới tập đi, và chúng cũng có nhiều khả năng sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp hơn. Những trẻ được cấy ốc tai điện tử sau 2 tuổi thường ít có khả năng sử dụng ngôn ngữ như là ngôn ngữ duy nhất hơn.
Hiện nay, tất cả các hệ thống cấy ốc tai điện tử chỉ được áp dụng cho trẻ 12 tháng tuổi hoặc lớn hơn, dựa trên những thử nghiệm lâm sàng được thực hiện vài thập kỷ trước đó. Tuy nhiên, nhiều chương trình cấy ghép đã thực hiện cấy ốc tai điện tử cho trẻ ở tuổi nhỏ hơn mức quy định trên dựa theo những nghiên cứu gần đây và đã đem lại những kết quả vượt mong đợi.
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.