; PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CỦA TRẺ BẰNG NHỮNG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC – Octaidientuab
Menu
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CỦA TRẺ BẰNG NHỮNG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC

PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CỦA TRẺ BẰNG NHỮNG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC

Việc chia sẻ với các bậc cha mẹ về lợi ích của các mối quan hệ tương tác (và những gì họ cần làm để phát triển trẻ) có thể tạo ra kết quả đáng ngạc nhiên cho trẻ!

Chức năng tuyệt vời của não bộ có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ trong cuộc sống ở trường, ở nhà, ở cộng đồng và khi trẻ trưởng thành. Ngay từ khi mới sinh, chúng ta đã được thừa hưởng bộ gen từ bố mẹ, và có vẻ như những gen này là nhân tố quyết định tiềm năng phát triển sau này của chúng ta.

Tuy nhiên, một thuật ngữ có tên “Nature versus Nurture” (tạm dịch: Di truyền và Dinh dưỡng) được giới thiệu năm 1869 bởi Francis Galton đã đặt ra nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Theo đó, giữa những gen mà chúng ta được thừa hưởng từ bố mẹ và điều kiện của môi trường xung quanh nơi chúng ta lớn lên, đâu mới là nhân tố quyết định khả năng phát triển của chúng ta? Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp của cả hai nhân tố trên sẽ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các gen, và sau cùng là ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của chúng ta trong tương lai.

Biểu hiện gen hoạt động như thế nào?

Khi mới được sinh ra, trẻ sở hữu khoảng 23,000 gen trong cơ thể. Những gen này tương tác với nhau theo những cách phức tạp để định hình các đặc điểm thể chất, sức khỏe và tiềm năng của trẻ trong nhiều lĩnh vực.

Một biểu hiện gen đơn giản có thể dễ dàng thấy được trong cuộc sống của trẻ. Ví dụ, một sự thay đổi về biểu hiện gen có thể làm giảm sự tiết phát của các độc tố có hại cho cơ thể. Vì vậy, nó có thể giúp trẻ phát triển sự bền bỉ để chống chọi với các nghịch cảnh trong tương lai. Nó cũng có thể thay đổi tích cực cách mà trẻ học hỏi những thông tin mới sau này.

Những trải nghiệm không tốt cũng có thể thay đổi cách mà một gen được biểu hiện

Như thế nào ư? Trên thực tế, những trải nghiệm tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến lượng hóa chất và protein được giải phóng trong cơ thể và não bộ của trẻ để phản ứng với các nguy hiểm, và điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong biểu hiện gen. Một loại hình trải nghiệm tiêu cực ở trẻ thường được nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu là Trải nghiệm nghịch cảnh thời thơ ấu (Adverse Childhood Experiences – ACEs). Những trải nghiệm này bao gồm việc bị bỏ mặc hay bị cô lập khỏi xã hội, áp lực hằng ngày hay bị bắt nạt, nhưng không chỉ dừng lại ở đó.

Vậy còn với những trẻ bị suy giảm thính lực thì sao?

Bản thân suy giảm thính lực không phải là một trải nghiệm nghịch cảnh thời thơ ấu (ACE). Tuy nhiên, suy giảm thính lực có thể làm gia tăng rủi ro trẻ bị đẩy vào trải nghiệm tiêu cực này.

Lấy ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện bởi Essential Parent Company vào năm 2012 đã chỉ ra rằng, có khoảng 80% những người mới trở thành bố mẹ thường cảm thấy lo lắng và chưa sẵn sàng với đứa con đầu tiên của họ. Riêng đối với những bậc phụ huynh có con bị suy giảm thính lực, họ thường sẽ quá bận tâm vào việc tìm hiểu về bệnh suy giảm thính lực, lên những cuộc hẹn với các chuyên gia, lo lắng cho sự phát triển của con về khả năng nghe và ngôn ngữ, và vì thế họ thường không biết làm thế nào để giao tiếp với con mình (theo Young và Tattersal, 2007). Kết quả, những bậc phụ huynh này thường sẽ cảm thấy nhiều áp lực và mệt mỏi hơn, và điều này sẽ tác động tiêu cực đến con của họ.

Một vài các hoạt động hằng ngày trong gia đình cũng sẽ trở nên khó khăn và áp lực hơn đối với trẻ khi trẻ có các vấn đề về thính lực. Ví dụ, một buổi nói chuyện sau bữa tối với các thành viên khác trong gia đình sẽ khiến trẻ cảm thấy khó để theo kịp. Khi trẻ không thể theo kịp với các cuộc nói chuyện, trẻ sẽ cảm thấy mình bị tách biệt khỏi các mối quan hệ và dần cảm thấy bị cô lập với xã hội.

Ở trường, trẻ sẽ cảm thấy bị tách biệt trong các hoạt động nhóm ở lớp học và cảm thấy bị cô lập khỏi các bạn đồng trang lứa nếu âm thanh ở lớp học quá ồn. Hoặc nếu trẻ cố gắng để theo kịp các cuộc nói chuyện đó và không đạt được hiệu quả, thì chính sự cố gắng đó sẽ tạo thành áp lực đối với trẻ.

Tin tốt – các mối quan hệ tương tác tích cực có thể có ích cho trẻ!

Raby và các cộng sự (2012) đã phát hiện ra rằng ngay cả những trẻ có các vấn đề về lo lắng và áp lực do di truyền cũng có thể giải quyết các tình huống khó khăn một cách tốt hơn nếu chúng có sự gắn kết mạnh mẽ với bố mẹ của mình. Một phát hiện nữa đó là các mối quan hệ tương tác tích cực sẽ giúp trẻ có được sự tự tin, lòng tự trọng và cảm giác hạnh phúc (theo Hội đồng khoa học quốc gia trong nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, 2004).

Dưới đây là 5 lời khuyên để các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ bị suy giảm thính lực phát triển các mối quan hệ tương tác tích cực và cải thiện những trải nghiệm của trẻ trong những năm đầu đời của cuộc sống.

Khuyến khích sự tương tác một cách tự nhiên – những sự giao tiếp qua lại giữa bố mẹ và trẻ thường rất dễ để thực hiện và là nền tảng quan trọng để phát triển các mối quan hệ tương tác tích cực. Hãy khuyến khích các bậc phụ huynh trong việc tạo ra những nỗ lực giao tiếp ở con mình và thực hiện các hành động để đáp lại. Những hành động này có thể đơn giản như là cười với trẻ khi trẻ thủ thỉ với họ.
Trang bị cho trẻ những thiết bị trợ thính – Việc cải thiện khả năng tiếp cận âm thanh của trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ học hỏi các cuộc giao tiếp và tương tác mọi lúc. Điều này sẽ khuyến khích trẻ trong việc phát triển những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống.
Sử dụng các hệ thống microphone từ xa (Roger) khi trẻ ở trong các môi trường nhiều tiếng ồn/ ở khoảng cách xa – Khi các tình huống nghe trở nên khó khăn và phức tạp hơn, hệ thống Roger có thể đảm bảo việc trẻ không cảm thấy bị cô lập khỏi các cuộc giao tiếp.
Thực hiện các sự điều chỉnh đối với môi trường của trẻ - Các hành động điều chỉnh môi trường nghe phù hợp cho trẻ như là đóng cửa sổ hay tắt radio có thể giúp trẻ nghe được những người xung quanh mình tốt hơn.
Dạy trẻ các kỹ năng tự biện hộ cho bản thân – Kỹ năng tự biện hộ cho bản thân là một kỹ năng sẽ đi theo trẻ cả đời và giúp trẻ chủ động hơn trong các tình huống giao tiếp. Ví dụ như khi trẻ có đủ tự tin để phản ánh với giáo viên về tiếng ồn của máy điều hòa, nhờ đó các điều chỉnh cần thiết sẽ được thực hiện, và trẻ có thể tham gia vào các tình huống giao tiếp một cách dễ dàng hơn.
Để tìm hiểu thêm về cách mà gia đình bạn có thể tạo ra những mối quan hệ tương tác tích cực trong những năm đầu đời của trẻ, hãy đọc và chia sẻ bài viết của Trung tâm Phát triển trẻ em, Đại học Harvard.

 

Nguồn: https://audiologyblog.phonakpro.com/improving-a-childs-potential-with-responsive-relationships/

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902