; NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CHA MẸ CỦA BÉ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ – Octaidientuab
Menu
NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CHA MẸ CỦA BÉ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CHA MẸ CỦA BÉ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

Suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ không chỉ là vấn đề của riêng trẻ mà còn là nỗi lo của các bậc làm cha mẹ, vì gần như trong suốt ca phẫu thuật, họ cũng trải qua cảm giác lo lắng và áp lực không kém gì trẻ. Đa phần những nỗi lo này xuất phát từ việc họ không biết phải làm gì để có thể giúp đỡ và hỗ trợ con mình. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra một vài lời khuyên bổ ích để giúp cha mẹ  hỗ trợ và trở thành người truyền động lực cho trẻ.

Gia đình đóng vai trò gì trong quá trình trị liệu ngôn ngữ cho trẻ?

Các bậc cha mẹ sẽ trở thành những người thầy giáo, cô giáo của trẻ.  Sự phát triển của những trẻ bị suy giảm thính lực thường phụ thuộc nhiều vào việc giao tiếp giữa chúng và những người xung quanh, và cha mẹ chính là những người đầu tiên. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tinh thần của trẻ, mà còn về cả yếu tố thể chất.

Sau ca phẫu thuật cấy ốc tai, gia đình và đặc biệt là trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.  Những dịch vụ hữu ích sau cấy có thể hỗ trợ phần nào trong việc cung cấp những giải pháp cho trẻ, dù những giải pháp như vậy phụ thuộc nhiều vào trình độ cá nhân của mỗi chuyên gia, gia đình vẫn có thể cải thiện được kết quả mong muốn bằng cách chủ động tham gia và hợp tác cùng các chuyên gia.


Làm thế nào để cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ?

Cha mẹ chính là những giáo viên đầu tiên của trẻ. Trong suốt một năm đầu sử dụng bộ cấy ốc tai điện tử, trẻ nên được nuôi dạy ở nhà, trong khi các bậc cha mẹ nên tham gia vào một khóa học hay một nhóm về suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ.

Những chuyên viên phẫu thuật sẽ giải thích cho cha mẹ về việc làm sao để quan sát chi tiết những phản ứng của trẻ khi nghe, dạy trẻ phát triển khả năng nhận thức âm thanh và sự hình thành và phát triển ngôn ngữ nói. Chuyên viên cũng sẽ gợi ý phương pháp làm việc và các phương pháp tạo sự giao tiếp cảm xúc với trẻ, để phát triển các hoạt động vui chơi và hình thành nhu cầu giao tiếp ở trẻ.

Các bậc cha mẹ cũng nên chủ động tham gia vào quá trình giáo dục và dạy nghe cho trẻ, cũng như nghe theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Trong khoảng thời gian đầu khi trẻ mới làm quen với bộ cấy ốc tai điện tử, việc tham khảo những lời khuyên được mô tả dưới đây là rất quan trọng:

  • Tạo ra một môi trường thoải mái và thuận tiện cho trẻ ngay trong gia đình, bày tỏ thái độ cởi mở và thương yêu dựa trên sự kiên nhẫn, thấu hiểu và tin tưởng vào khả năng của trẻ.
  • Cung cấp một môi trường âm thanh ‘’theo chủ đề’’. Sử dụng đa dạng các loại âm thanh và đồ vật phát ra âm thanh để phát triển khả năng tập trung nghe, chú ý và hình thành sự hứng thú của trẻ với các âm thanh khác nhau và bản chất của chúng.
  • Giao tiếp với trẻ một cách thoải mái, nhẹ nhàng, sử dụng lời nói một cách tự nhiên và từ tốn.
  • Tạo cho trẻ những ấn tượng tích cực thông qua các trò chơi và bài học. Điều này cũng nên được áp dụng trong các hoạt động hằng ngày để thúc đẩy sự hình thành mối quan hệ tin tưởng giữa bạn và trẻ
  • Đọc tên các đồ vật cho trẻ khi thấy trẻ hứng thú với chúng, và mô tả các hành động của trẻ khi trẻ đang thực hiện. Điều này giúp thúc đẩy sự hình thành ngôn ngữ nói ở trẻ.
  • Sử dụng các món đồ chơi ưa thích của trẻ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói (đặc biệt là khả năng nghe hiểu), bắt đầu với việc đưa ra những hướng dẫn đơn giản bằng lời nói và dần dần nâng cao mức độ với những cấu  trúc phức tạp hơn.
  • Hỗ trợ trẻ trong việc tập nói, phát âm và phát triển khả năng bắt chước âm thanh và từ ngữ, khuyến khích trẻ nói nhiều hơn
  • Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp của trẻ với những người xung quanh. Bởi vì trẻ không chỉ học giao tiếp khi ở nhà, mà còn cả khi đang đi dạo, đi mua sắm…. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần phải được giao tiếp với cả trẻ em lẫn người lớn để phát triển ngôn ngữ nói.
  • Sử dụng những lời khuyên từ chuyên gia một cách sáng tạo trong việc dạy trẻ.
  • Không ngừng động viên và khuyến khích trẻ. Vì mục đích chính của bạn là giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Đó cũng là lý do tại sao những nội dung về tâm lý và cảm xúc trong chương trình trị liệu ngôn ngữ lại quan trọng đến vậy! Bạn cần phải thiết lập mối quan hệ tin tưởng và thân thiết giữa bạn và trẻ, cho trẻ thấy rằng trẻ đang được quan tâm và yêu thương như thế nào, và hãy khen thưởng, khích lệ trẻ khi trẻ thực hiện thành công một việc gì đó.


Mỗi một lời khuyên ở trên đều vô cùng hữu ích. Nếu bạn có thể thực hiện được tất cả những điều trên, bạn sẽ nhận thấy được trẻ phát triển nhanh như thế nào trong hành trình học nghe – nói của mình.

(Theo https://mommysmemorandum.com/helpful-tips-for-parents-of-children-with-cochlear-implants/)

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902