; NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC KHI TRỞ THÀNH PHỤ HUYNH TRẺ KHIẾM THÍNH – Octaidientuab
Menu
NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC KHI TRỞ THÀNH PHỤ HUYNH TRẺ KHIẾM THÍNH

NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC KHI TRỞ THÀNH PHỤ HUYNH TRẺ KHIẾM THÍNH

Khi phát hiện con mình bị khiếm thính, đó chắc hẳn là một trong những thời điểm khó khăn và vô vọng nhất. Với Beth Leipholtz, một bà mẹ có con khiếm thính cũng đã phải trải qua những ngày tồi tệ như thế, cô đã từng mong đó chỉ là một giấc mơ. Nhưng rồi, sau tất cả, cô nhận ra đây không phải là một kết thúc, đây chỉ là khởi đầu của một cuộc sống mới. Để động viên và giúp các phụ Huynh khác dễ dàng vượt qua thời điểm khó khăn ấy, cô đã viết những điều cô đã học được từ khi trở thành phụ Huynh trẻ khiếm thính. Chúng ta hãy cùng đọc những chia sẻ từ cô nhé!

1) Bạn đã có một ngày tồi tệ, nhưng rồi cũng sẽ ổn thôi

Trong những ngày đầu tiên con bị chuẩn đoán, tôi cảm thấy thật tồi tệ khi phải vật lộn mỗi ngày để vượt qua chuyện này. Tôi nhận thấy mình tuyệt vọng, và rồi sau đó tôi cảm thấy có lỗi vì đã có những cảm xúc như vậy về con. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng, đối mặt với một chẩn đoán bất ngờ sẽ mang lại một số cảm xúc không mấy dễ chịu, và điều đó không có nghĩa là tôi yêu con trai mình hơn bất cứ đứa trẻ có thính lực bình thường. Tôi đang học cách chấp nhận sự thật và xác định các bước tiếp theo là gì.

Ngay cả nhiều tháng sau, tôi vẫn có những ngày cảm thấy giận và buồn bã. Bây giờ tôi biết tôi cần chấp nhận những cảm xúc đó và không để những cảm xúc đó ngăn cản tôi trở thành một người mẹ tốt. Là cha mẹ của một đứa trẻ bị mất thính lực, bất kỳ cảm xúc nào bạn cảm thấy đều là điều chính đáng và hợp lý.

2) Luôn luôn có 1 tia hy vọng

Sau khi có chuẩn đoán của con, nếu bạn nói với tôi rằng tôi sẽ thấy những mặt tích cực trong kết quá đó thì tôi sẽ nhìn bạn chằm chằm với sự hoài nghi. Nhưng điều đó thật sự đúng. Trong suốt hành trình này, tôi đã tìm thấy nhiều tia hy vọng. Tôi đã kết nối với các bậc cha mẹ khác cũng đã từng trải qua những hành trình tương tự, đó là những người phi thường mà tôi chưa từng biết tới nếu tôi không nhận được kết quả chuẩn đoán này. Và họ cũng có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình tôi vì họ sống gần bệnh viện tôi hay lui tới.

Có rất nhiều những suy nghĩ tích cực trong những hoàn cảnh mà lúc đầu bạn chỉ cảm thấy hoàn toàn vô vọng. Điều quan trọng là bạn có sẵn sàng tìm kiếm những suy nghĩ tích cực đó không.

3) Internet là một mỏ vàng thông tin

Tôi thực sự không thể tưởng tượng được việc đối mặt với một chẩn đoán đáng sợ như vậy trong lúc mà internet không phổ biến. Chắc chắn, có những lúc có quá nhiều thông tin ngoài kia, và luôn có nguy cơ các thông tin đó không chính xác. Nhưng thông thường, một tìm kiếm nhanh trên Google có thể trả lời rất nhiều câu hỏi xung quanh việc mất thính giác mà tôi cần phải đối mặt trên thực tế. Qua tìm kiếm trên internet, tôi đã tìm ra và hiểu hơn về Hội chứng Waardenburg, đó là nguyên nhân gây ra mất thính giác của con trai tôi . Tôi thực sự tin rằng internet có nhiều lợi nhiều hơn hại khi có thể giáo dục bản thân bạn trở thành một phần của đứa con “có nhu cầu đặc biệt” trong trong gia đình.

4) Các vấn đề về can thiệp y tế và can thiệp sớm

Mỗi một người trong các nhóm can thiệp y tế và can thiệp sớm của con tôi đều là những người tuyệt vời. Chúng tôi đã rất may mắn khi đã cảm thấy thoải mái với mọi nhau ngay từ đầu. Các bác sỹ tai mũi họng và chuyên gia thính học đã làm cho tinh thần của tôi thoải mái hơn nhiều lần và đã cho thấy hết lần này đến lần khác rằng họ thực sự quan tâm đến con tôi và tương lai của bé. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp bé đạt được thành công trong khả năng có thể.

Các thành viên trong đội hỗ trợ can thiệp sớm của bé cũng là những người tuyệt vời như vậy. Mặc dù con tôi chỉ mới năm tháng tuổi, nhưng chúng tôi đã ra khỏi nhà nhiều lần và đã có kế hoạch sẵn sàng cho các liệu pháp và giáo dục cho bé. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với ai đó trong nhóm trí liệu cho bé, tôi khuyên bạn nên tìm người mới mà bạn cảm thấy thoải mái hơn. Điều đó sẽ làm nên sự khác biệt.

5) Luôn có một người có thể cùng hoàn cảnh với bạn

Rất dễ để rơi vào cảm giác đơn độc sau khi con bị chẩn đoán mất thính lực, cũng như cảm thấy không ai có thể hiểu được những gì mà bạn đang trải qua khi làm cha mẹ. Nhưng điều đó không đúng. Có rất nhiều người cũng đang phải đối mặt với một chẩn đoán tương tự như vậy. Nếu chúng ta sẵn sàng và cởi mở, phương tiện truyền thông xã hội có thể kết nối chúng ta với những người đã trải qua những hoàn cảnh tưởng tự. Điều đó cũng cho phép các tổ chức lập nên một hệ thống hỗ trợ. Có một số người mẹ mà tôi đã gặp trong suốt hành trình này mà tôi cảm thấy thân thuộc như đã biết từ lâu vì mối liên kết mà chúng tôi đã thiết lập qua những đứa trẻ và mất thính lực.

Hãy cùng tham gia Hành trình nghe nói của AB tại đây: https://hanhtrinhnghenoi.com

6) Sau tất cả, mọi người đều là thật tuyệt vời

Khi tôi tham gia cuộc hành trình này theo hướng giống như một đứa trẻ bị điếc, có rất nhiều người đã bước tới để giúp đỡ, dù giúp kết nối, hay những bữa ăn hoặc hỗ trợ tài chính. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt hết lần này đến lần khác bởi lòng tốt của những người mà tôi hầu như không biết. Những biến cố đôi khi khiến bạn dễ dàng bị cuốn vào những sự kiện tiêu cực đang diễn ra trên thế giới và bỏ qua những hành động tử tế. Nhưng trải nghiệm này đã thực sự cho tôi thấy rằng ngay cả giữa những điều tiêu cực, vẫn luôn có những người tốt, tử tế và luôn có tia hy vọng.

(Beth Leipholtz)

Dịch từ: https://www.hearinglikeme.com/what-having-a-deaf-baby-has-taught-me/

Hãy bấm vào đây để tìm hiểu thêm về TRẺ VÀ BỆNH SUY GIẢM THÍNH LỰC

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho bé, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902