; NGHIÊN CỨU MỚI: NGHE GIỌNG NÓI CỦA MẸ KÍCH HOẠT DIỆN TÍCH NÃO RỘNG HƠN – Octaidientuab
Menu
NGHIÊN CỨU MỚI: NGHE GIỌNG NÓI CỦA MẸ KÍCH HOẠT DIỆN TÍCH NÃO RỘNG HƠN NHIỀU SO VỚI CÁC GIỌNG NÓI KHÔNG QUEN THUỘC

NGHIÊN CỨU MỚI: NGHE GIỌNG NÓI CỦA MẸ KÍCH HOẠT DIỆN TÍCH NÃO RỘNG HƠN NHIỀU SO VỚI CÁC GIỌNG NÓI KHÔNG QUEN THUỘC

PALO ALTO, CALIFORNIA - Một nghiên cứu mới của trường Y thuộc Đại học tổng hợp Stanford (Stanford University School of Medicine) đã phát hiện nhiều vùng não được kích hoạt hơn khi trẻ nghe giọng nói của mẹ so với khi nghe các giọng nói không quen thuộc khác. Ngoài các vùng thính giác, các vùng não liên quan đến cảm xúc và xử lý khen thưởng và vỏ não giữa trước trán, các vùng chức năng xã hội, các vùng não xử lý thông tin mang tính cá nhân như liên quan và nhận biết khuôn mặt, đều được đáp ứng mạnh hơn với giọng nói của mẹ.

Nghiên cứu - được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), là đánh giá các hình ảnh MRI đầu tiên khi trẻ lắng nghe tiếng nói của mẹ.

Đáng chú ý, nghiên cứu này cũng cho thấy sức mạnh của sự kết nối giữa các vùng não được kích hoạt bằng giọng nói của mẹ có thể "dự đoán các khả năng giao tiếp xã hội của trẻ".

"Nhiều quá trình xã hội, ngôn ngữ và cảm xúc của chúng ta được học bằng cách lắng nghe tiếng nói của mẹ chúng ta. Nhưng đáng ngạc nhiên một chút, là biết được não bộ tự động sắp xếp xung quanh nguồn âm thanh rất quan trọng này như thế nào. Chúng tôi không thấy giọng nói của mẹ sẽ có thể truy cập nhanh chóng như vậy đến nhiều hệ thống não khác nhau." - Daniel Abrams, PhD.

Nghe giọng của mẹ

Trong qua các nghiên cứu trong nhiều năm qua, đã cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thích nghe giọng nói của mẹ, trước nghiên cứu này vẫn chưa xác định được lý do đằng sau sự yêu thích này.

Trong nghiên cứu này, có tổng cộng 24 trẻ em (từ 7 đến 12 tuổi) được chụp MRI não khi nghe những từ vô nghĩa qua ghi âm. Những câu vô nghĩa được mẹ của chúng hoặc một người khác đọc.

Theo tiến sĩ Vinod Menon, một trong những tác giả tham gia nghiên cứu nói: "chúng tôi muốn biết liệu có các khu vực chọn lựa thính giác và giọng nói đáp ứng khác nhau, hay là nó rộng hơn về mặt tham gia, phản ứng cảm xúc và phát hiện các kích thích nổi bật?".

Thật ngạc nhiên, ngay cả với các đoạn âm thanh dưới 1giây, những đứa trẻ trong nhóm nghiên cứu vẫn có thể xác định giọng mẹ của mình với độ chính xác trên 97%.

Tiến sĩ Menon và các đồng nghiệp của mình ngạc nhiên vì tìm thấy nhiều vùng não tham gia hơn bởi giọng nói của người mẹ. Các khu vực đáp ứng nhiều hơn với giọng nói của mẹ đã được tìm thấy ngoài vùng thính giác như vỏ não thính giác chính (primary auditory cortex). Các khu vực khác cũng được kích thích bởi giọng nói của người mẹ bao gồm các khu vực của não chịu trách nhiệm cho những cảm xúc, bao gồm hạch hạnh nhân (amygdala); các vùng não liên quan đến cảm xúc và xử lý khen thưởng và vỏ não giữa trước trán, các vùng chức năng xã hội, các vùng não xử lý thông tin mang tính cá nhân như liên quan và nhận biết khuôn mặt.

Trẻ em có một khả năng tuyệt vời để nhận ra giọng nói của mẹ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em có các khả năng giao tiếp xã hội mạnh nhất, cũng là những khả năng thể hiện một mức độ kết nối giữa các vùng của não mạnh mẽ hơn khi nghe giọng nói của mẹ.

Một cánh cửa mới cho các rối loạn như bệnh tự kỷ (Autism)

Tiến sĩ Menon tin rằng nghiên cứu mới nhất tại Stanford "là một mẫu mới quan trọng" để biết sâu hơn các rối loạn giao tiếp xã hội, như tự kỷ, và ông cũng nói rằng ông và các đồng nghiệp của ông đang có kế hoạch tiến hành các nghiên cứu tương tự ở trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Menon và các đồng nghiệp của ông hiện đang điều tra thanh thiếu niên đáp ứng với giọng nói của mẹ như thế nào để xác định xem liệu các đáp ứng nhận thấy ở trẻ nhỏ sẽ thay đổi như thế nào ở những người trưởng thành.

Nguồn: Stanford University; Featured images courtesy publicdomainpictures, momsmagazine

 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902