; MẤT THÍNH LỰC TRUNG BÌNH ĐẾN NẶNG SÂU CÓ THỂ THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA TRẺ – Octaidientuab
Menu
MẤT THÍNH LỰC TRUNG BÌNH ĐẾN NẶNG SÂU CÓ THỂ THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA TRẺ

MẤT THÍNH LỰC TRUNG BÌNH ĐẾN NẶNG SÂU CÓ THỂ THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA TRẺ

Nghiên cứu mới từ đại học Cambridge đã làm sáng tỏ những tác động tác động đến nhận thức của trẻ điếc trung bình đến nặng sau.

Kết quả

Kết quả được công bố vào ngày 1 tháng 10 trên tập chí eLife. Các nhà khoa học tiết lộ rằng các trẻ mất thính lực từ trung bình đến nặng sẽ phản ứng với âm thanh ngày càng ít đi theo thời gian. Đây chỉ mới là các trường hợp mà thính vẫn giữ nguyên mức mất thính lực.

“Chúng ta đều biết rằng não của trẻ có phát triển về khả năng phản ứng với âm thanh hay không phụ thuộc vào việc nghe các âm thanh bên ngoài. Do đó cũng không quá ngạc nhiên nếu độ mất thính lực trung bình đến nặng sâu sẽ dẫn đến sự thay đổi của não trẻ.” – Dr. Axelle Calcus, tác giả chính của nghiên cứu phát biểu với Science Daily

Về học tập

Sử dụng phương pháp điện não đồ, các nhà nghiên cứu đã đo được mức độ phản ứng não ở 46 trẻ có độ mất thính lực trung bình đến nặng sâu. Tất cả các bé đều trên 6 tuổi.

Ở các trẻ nhỏ ( từ 8 đến 12 tuổi) thể hiện khả năng phản ứng tương tự với các bạn bè đồng trang lứa. Các bé ở lứa lớn hơn ( từ 12-17 tuổi) lại có khả năng phản ứng chậm hơn với cùng 1 âm thanh mà bé đã từng nghe khi bé nhỏ tuổi hơn. Và thậm chí có một số trẻ mất phản ứng hoàn toàn.

“ Hiện không có bằng chứng nào cho thấy các trẻ này bị mất thính lực trầm trọng hơn trong suốt thời gian nghiên cứu, điều này có nghĩa là não đã tai cấu trúc lại”, theo tờ Science Daily.

Sự thay đổi ở não

Science Daily đã so sánh về việc “tái tổ chức” các chức năng của não được tìm thấy ở trẻ điếc nặng.

“Ở trẻ điếc nặng sâu, hệ thống thính giác được sắp xếp lại và điều chỉnh chức năng để đáp ứng nhiều hơn với các kích thích thị giác chẳng hạn.” Theo tờ Science Daily. “Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn biết rất ít về sự ảnh hưởng của mất thính lực trung bình đến nặng sâu trong suốt thời kỳ thơ ấu”

Cải thiện bằng cách tầm soát sau khi sinh

Các nhà nghiên cứu kêu gọi cần phải tầm soát về thính lực cho trẻ càng sớm càng tốt, nhất là với trẻ sau khi được sinh ra. Với phương pháp tầm soát hiện tại có thể phát hiện mất thính lực nặng sâu nhưng khó có thể phát hiện mất thính lực nhẹ và trung bình , theo trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Lorna Halliday.

Phát hiện sớm và can thiệp nghe dù chỉ ở mới ở mức độ nghẹ cũng sẽ hạn chế được các thay đổi ở não bộ và giúp trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ một cách bình thường.

Bước tiếp theo

Khi là cha mẹ của các bé bị mất thính lưc, bạn có thể làm những điều sau để giúp trẻ phát triển.

1/ Gặp nhà thính học:

Nếu bạn vẫn chưa biết rằng trẻ có bị mất thính lực hay không, gặp nhà thính học sẽ giúp bạn kiểm tra điều này. Cho dù trẻ có vượt qua buổi tầm soát sau sinh, thì với phương pháp hiện tại, một số trẻ vẫn có thể vượt qua được, nhất là trẻ bị giảm thính lực trung bình. Mất thính lực có thể phát triển dần theo thời gian. Nếu bạn để ý thấy trẻ có thể không phản ứng với tất cả các tiếng động hoặc nếu có cảm giác dường như trẻ không nghe, nhà thính học có xác định và trả lời các thắc mắc đó cho cha mẹ. Nếu trẻ bị mất thính lực, nhà thính học có thể tư vấn và quyết định xem dòng máy hỗ trợ nghe nào là tốt nhất cho trẻ.

2/ Đeo máy ít nhất 10h mỗi ngày

Bạn có biết rằng não mới thật sự là nơi nghe các âm thanh chứ không phải tai? Theo tiến sỹ thính học Carol Flexer, tai chỉ là một phương tiện đẹm cho âm thanh đến não.

“Công nghệ hỗ trợ nghe sẽ giúp các dây thần kinh thính giác được kết nối, hoạt động, kích thích và phát triển để tiếp nhận các thông tin thính giác, bao gồm cả lời nói và âm nhạc.” – Tiến sỹ Flexer cho biết

Nếu bạn đang tìm cách sử dụng ngôn ngữ nói với trẻ hoặc kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu và ngôi ngữ nói, đeo máy từ 10-12h mỗi ngày là rất quan trọng. Các dụng cụ giúp trẻ đeo máy cả ngày như băng đô, mũ kết hay đồ bọc máy trợ thính có thế hỗ trợ cho bé đeo được hơn 10h mỗi ngày.

3/ Sử dụng bộ thu âm thanh từ xa

Sử dụng điều khiển từ xa cũng có thể giúp trẻ nghe ngôn ngữ và âm thanh. Theo nghiên cứu của đại học Vanderbilt, trẻ sử dụng bộ thu Phonak Roger ở nhà có thể nghe được nhiều hơn 5300 từ khác nhau trong vòng 8 tiếng so với trẻ chỉ sử dụng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử.

4/ Tham gia các hoạt động nghe

Các hoạt động nghe như BabyBeats là một cách luyện tập nghe một cách thú vị cho trẻ. Các giáo viên trường điếc cũng có thể khuyến khích thông qua âm thanh và ký hiệu thông qua hình ảnh. Sách với các loại động vật cũng là một cách thú vị để thu hút trẻ. Bạn có thể chỉ tay vào từng bức hình và kêu âm thanh của loài vật đó để  giúp trẻ hiểu và cảm thấy thú vị.

5/ Tìm sự giúp đỡ

Là cha mẹ, chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn với các công nghệ và ngôn ngữ, do đó sẽ cần sự hỗ trợ của những chuyên gia cũng như phụ Huynh khác có kinh nghiệm lâu năm hơn. Hãy tìm và tham gia các cộng đồng, nhóm xã hội có những người cùng hoàn cảnh để biết được rằng chúng ta luôn được giúp đỡ và không hề cô đơn trên chặng đường này.

Tác giả: morgansnook

https://www.hearinglikeme.com/mild-to-moderate-hearing-loss-can-change-a-childs-brain/

..........................................................................

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho bé, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902