; LỜI KHUYÊN CHO CỘNG ĐỒNG SỬ DỤNG ỐC TAI ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TRỢ THÍNH TRONG – Octaidientuab
Menu
LỜI KHUYÊN CHO CỘNG ĐỒNG SỬ DỤNG ỐC TAI ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TRỢ THÍNH TRONG DỊCH COVID-19

LỜI KHUYÊN CHO CỘNG ĐỒNG SỬ DỤNG ỐC TAI ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TRỢ THÍNH TRONG DỊCH COVID-19

Khi dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng, tự bảo vệ bản thân và phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh là điều cần thiết. Với cộng đồng người đeo ốc tai điện tử, máy trợ thính hay khó nghe, hoặc người thân của đối tượng này cần phải làm gì và chuẩn bị gì? Hãy cùng nghe lời khuyên của bác sỹ Dr. Ruffin, một bác sỹ tai mũi họng và cùng là 1 người cấy ốc tai điện tử 2 bên tại. ( bài viết cũng được hỗ trợ từ các tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người điếc và khó nghe)

Sống và suy nghĩ tích cực!

Người nghe kém hoặc khó nghe rất khó khăn để giao tiếp và tiếp cận các thông tin. Do đó với những thông tin không đầy đủ về dịch bệnh, cùng với sự giao tiếp khó khăn sẽ làm cho họ cảm thấy khó chịu, cô lập và dẫn tới trầm cảm. Các biểu hiện tâm lý này cũng có thể xuất hiện ở nhà hoặc tại bệnh viện. Và quan trọng hơn, các biểu hiện tâm lý này sẽ làm suy yếu hệ đề kháng, chống lại bệnh tật. Và khi sức đề kháng yếu đi, họ sẽ có rủi ro mắc COVID-19 cao hơn.

Các rủi ro khác về mặt xã hội

Người nghe kém hoặc khó nghe cũng như gia đình còn có thể trải nghiệm những khó khăn về các cơ hội việc làm. Mọi người cũng có thể phải chi nhiều hơn cho các dịch vụ sức khỏe hoặc thuốc men, các máy móc hỗ trợ cho sức khỏe. Bạn nên hiểu và nhận thức được những rủi ro về tài chính này sẽ tác động tới bản thân và gia đình bạn.

Ngoài ra, người nghe kém hoặc khó nghe có thể có ít kiến thức về tự xử lý các vấn đề sức khỏe. Trong các bữa ăn gia đình, các thành viên khác có thể kể những câu chuyện thường nhật, lồng ghép vào những kiến thức chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như kể chuyện “ người bà hàng xóm bị đau tim, bà ấy đã xử lý như thế nào để vượt qua lúc đó”. Những câu chuyện sẽ giúp các thành viên có thể tự xử lý bước đầu, dễ dàng giao tiếp với bác sỹ hơn, qua đó hỗ trợ những người thân của mình khi gặp vấn đề. Nhất là khi trong tình hình dịch bệnh, ngành y tế thiếu nguồn lực cũng như vật tư.

Chuẩn bị kỹ càng nếu cần phải đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế:

Trước khi đến bệnh viện:

Hãy có một kế hoạch chuẩn bị cụ thể trước khi người nghe kém bị bệnh, chuẩn bị tốt ở đây  là một yếu tố then chốt để hạn chế các rủi ro. Trong dịch bệnh, các bệnh viện có thể bị quá tải, người nghe kém và người thân có thể bị cách ly trong một số trường hợp. Lúc đó người khó nghe sẽ rất khó để tiếp cận các công cụ hay máy móc hỗ trợ giao tiếp ( nếu không sẵn có). Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ nếu như bạn và gia đình chưa có một kế hoạch nào.

Đầu tiên, hãy tham khảo các hướng dẫn của bộ y tế về phòng chống dịch bệnh. Sau đó, hãy cài các số điện thoại của nhân viên y tế hoặc người thân ngay trên điện thoại để có thể liên lạc khẩn cấp khi cần thiết.

Tại bệnh viện:

Trong lúc bị dịch bệnh, các bệnh viện sẽ có thể quá tải và hỗn loạn. Do đó, nếu người nghe kém bắt buộc phải đến bệnh viện thì sẽ có thể gặp một số cản trở về mặt giao tiếp. Khi đến bệnh viện bạn có thể làm theo một số lời khuyên sau để hạn chế rủi ro:

Nếu có thể, người bị khó nghe cần có người thân đi theo để có thể giúp giao tiếp với nhân viên y tế. Đối với các trẻ, có người đi theo đến bệnh viện là nhất thiết.
Mang theo các dụng cụ và máy móc cần thiết khi đến bệnh viện ( như điện thoại, đồ sạc pin, máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử, pin và cáp)
Nếu người khó nghe đang sử dụng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử thì hãy chắn chắc máy được sử dụng và hoạt động tốt.
Khi bệnh viện đang quá tải, các y bác sỹ cũng có thể gặp những sai lầm. Do đó hãy tìm hiểu những hướng dẫn khi nhập viện, trong đó bao gồm như bạn cần mang theo những gì, chuẩn bị các loại thuốc nào.v.v…

Chuẩn bị khi từ bệnh viện về nhà

Khi xong hết tất cả các kiểm tra và chuẩn đoán, hoặc được xuất viện bạn nên rời bệnh viện ngay khi có thể. Ở bệnh viện, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Sau khi về nhà, bạn hãy luôn giữ liên lạc với bên y tế và luôn kiểm tra thân nhiệt cũng như sức khỏe 2 lần mỗi ngày và báo ngay cho trung tâm y tế nếu có vấn đề xảy ra.

Những chuẩn bị cần thiết để giao tiếp.

Hãy nghĩ cách để giúp người nghe kém có thể ra hiệu cho những người khác là mình gặp vấn đề về nghe (nói), và giúp họ luyện tập, ghi nhớ tại nhà phòng các trước hợp có thể xảy ra.

Bạn cũng có thể in ra các từ và câu thông dụng để người khó nghe có thể cầm theo và sử dụng khi cần thiết.

Giao tiếp tại bệnh viện hoặc ở nơi cách ly

Ở thời điểm hiện tại, nhân viên các bệnh viện và nơi cách ly đều đeo khẩu trang, điều đó sẽ gây khó khăn cho một số người nghe kém khi không thể đọc khẩu hình miệng. Sau đây là một số ý tưởng để giúp người khó nghe dễ dàng hơn trong giao tiếp:

Sử dụng các ứng dụng nghe dịch thuật qua giọng nói như Google Translate hoặc Microsoft Translator để thu lại tiếng nói của người đối diện, người khó nghe có thể đọc nội dung của người nói ngay trên ứng dụng. Để tăng độ chính xác, có thể trang bị thêm mic để thu âm. Tuy nhiên, mic khá nhỏ và dễ rới rớt.
Trang bị 1 tấm bảng nhỏ hoặc 1 xấp giấy cùng bút để giao tiếp với người đối diện.
 

Theo https://www.chadruffinmd.com/blog/2020/3/15/covid-19-and-hard-of-hearing

......................................................

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902