Xử lý và chuẩn đoán mất thính giác ở trẻ đôi khi là quá sức đối với những phụ huynh mới có con bị mất thính lực.
Nếu bạn đang trong hoàn cảnh này, hãy cùng nghe lời khuyên từ một phụ huynh mới có con bị mất thính lực (Beth Leipholtz), cô đã đưa ra một số giải pháp để điều chỉnh tình huống dễ dàng hơn.
Khi phụ huynh mới nhận được chuẩn đoán con bị mất thính lực
Khi con trai tôi Cooper được sáu tuần tuổi, chồng tôi đưa con đi đo ABR trong một căn phòng nhỏ. Mặc dù các bác sỹ đều hiền lành và tốt bụng, nhưng đây không phải là nơi mà chúng tôi muốn đến. Ở bậc cha mẹ, điều chúng tôi muốn đó chính là được ở nhà, chơi đùa với bé, hơn là ở bệnh viện nhi, kiểm tra xem bé có bị mất khả năng nghe hay không. Được chuẩn đoán là mất thính lực, chúng tôi biết rằng bé cần phải đến phòng khám, dù gì biết sớm vẫn tốt hơn là phát hiện trễ.
Vào thời điểm đó, Cooper đã kiểm tra thính giác nhiều lần tại bệnh viện địa phương và đã được chuẩn đoán mỗi lần. Con đã không phản ứng với những tiếng động lớn ở nhà, chẳng hạn như tiếng chó sủa ngay bên cạnh con, hoặc tiếng kêu vang. Với những điều đó, tôi cũng đã mường tượng được kết quả ABR của con là như thế nào.
Mặc dù trực giác của người mẹ đã cho tôi cảm giác rằng con bị mất thính lực, nhưng tôi đã thật sự không chuẩn bị gì khi nghe những bác sỹ xa lạ đưa ra chẩn đoán đáng sợ về mức độ mất thính lực nặng sâu của bé. Vài giờ tiếp theo, thậm chí vài ngày tiếp theo tôi vẫn cảm thấy mơ hồ. Chúng tôi đã cố gắng xử lý những tin tức mà chúng tôi đã đưa ra và lên kế hoạch.
Khi làm như vậy, chúng tôi đã học được một vài điều khi là phụ huynh mới có con bị mất thính giác và cách xử lý.
1) Cho phép bản thân cảm nhận những gì bạn thật sự cảm thấy
Sau khi con được chẩn đoán bệnh mất thính lực, tôi đã cố gắng hết sức để gạt đi cảm giác sợ hãi và tức giận sang một bên. Tôi cảm thấy như tức giận với chuẩn đoán về con, tôi đã không ôm con như con muốn. Điều đó làm cho tôi cảm thấy tội lỗi, giống như tôi đang ước mình có thêm một đứa con nữa. Đó là một dải cảm xúc khó hiểu, và điều mà sau này mà tôi nhận ra đó là cảm nhận riêng của tôi trong giai đoạn đau buồn đó là: chối bỏ, giận dữ, tuyệt vọng và chấp nhận. Là cha mẹ, hoàn toàn bình thường nếu bạn trải qua những giai đoạn đó, vì bạn cũng chỉ là một con người thôi.Thât bình thường khi thương tiếc cho đứa trẻ mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ sẵn sàng bị thay con. Nó không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn.
2) Giáo dục bản thân
Tôi chỉ có thể nói cho bản thân mình về vấn đề này, nhưng kiến thức là một sức mạnh cho tôi. Tôi đã học được rằng điều giúp bạn quản lý tốt hơn đó là khi bạn dành thời gian để tìm hiểu về những gì bạn đang giải quyết và quá trình này sẽ diễn ra như thế nào. Chúng tôi may mắn sống trong thời đại mà thông tin nằm trong tầm tay bạn và thông qua Internet. Hãy tận dụng điều đó để tìm kiếm thông tin nhiều nhất có thể về chẩn đoán về con bạn. Điều này không chỉ làm cho vấn để dễ kiểm soát hơn mà còn chuẩn bị cho bạn các kiến thức cho cuộc hẹn và thủ tục sắp tới. Thay vì cảm thấy quá tải thông tin tại các cuộc hẹn, bạn có thể tự làm quen với thuật ngữ và quy trình đó trước.
3) Kết nối với những người cũng đã từng trải qua các tình huống tương tự
Một lần nữa, điều này dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ Internet và phương tiện truyền thông xã hội. Có rất nhiều nhóm dành riêng cho người mất thính lực hoặc cha mẹ của trẻ bị mất thính lực. Tham gia các nhóm này là một trong những điều đầu tiên tôi làm sau khi nhận được chẩn đoán của con. Tôi muốn thấy các bậc cha mẹ khác trên thế giới vượt qua điều này như thế nào và học hỏi từ họ. Tôi cũng đã đăng trên các tài khoản truyền thông xã hội của riêng mình rằng tôi rất thích khi được kết nối với bất kỳ cha mẹ nào khác cũng trải qua điều tương tự như tôi. Thông qua bạn bè, tôi đã gặp một số bà mẹ, ông bố và em bé tuyệt vời cũng đang đi trên con đường đi tìm âm thanh này. Bạn sẽ luôn được an ủi về việc nhận ra rằng bạn không đơn độc.
4) Hãy cởi mở
Có quá nhiều thông tin đi kèm với chẩn đoán mới. Tôi đã nhanh chóng biết rằng, trong cộng đồng khó nghe và khiếm thính, có nhiều ý kiến khác nhau về cách hành động tốt nhất để phát triển giao tiếp. Một số người rất khuyến khích ngôn ngữ ký hiệu, trong khi những người khác ủng hộ cấy ốc tai điện tử, trong khi một số người thậm chí còn kết hợp cả hai. Giống như rất nhiều thứ trong cuộc sống, không có câu trả lời đúng, và nhất thiết phải có câu trả lời. Trước khi đưa ra quyết định, điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để thực sự tìm hiểu và khám phá mọi lựa chọn có sẵn cho bạn và sau đó xác định điều gì có ý nghĩa và phù hợp nhất đối với gia đình và con bạn.
Tất nhiên, cách mọi người xử lý tin xấu khác nhau, và xử lý chẩn đoán mất thính lực với cha mẹ lúc ban đầu thật không dễ dàng. Những gì hiệu quả cho người này có thể không hiệu quả cho người khác. Tôi chỉ có thể chia sẻ những gì đã giúp tôi, với tư cách là một phụ huynh lần đầu tiên gặp chuẩn đoán này. Những gì bạn cảm thấy lúc ban đầu như sự kết thúc của thế giới chúng ta đã từng có, nhưng bây giờ đã trở thành một điều tươi đẹp hơn vì chúng ta đang học cách nhìn thấy vẻ đẹp trong đó. Đã có lúc tôi lo lắng rằng tôi sẽ nhìn vào con và chỉ thấy chẩn đoán mất thính lực của con. Nhưng thành thật mà nói, đôi khi tôi thậm chí quên rằng con bị mất thính lực trầm trọng. Dù bé có nghe được hay không, con vẫn là con của tôi.
Nguồn: hearinglikeme.com
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
-Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/