Theo Viện Tai Họng Mỹ, 3 triệu trẻ em dưới 18 tuổi bị mất thính giác, trong đó cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có 4 trẻ bị mất thính giác.
Em bé của bạn rất có thể đã được khám tầm soát khiếm thính trước khi rời bệnh viện. Tuy nhiên, các vấn đề vẫn có thể xảy ra ngay sau giai đoạn mới sinh hoặc sau này trong thời thơ ấu. Ngoài các khuyết tật của vòi nhĩ và các nguyên nhân di truyền khác, việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, các nhiễm trùng, chấn thương và một số thuốc có thể gây ra mất thính lực.
Các dấu hiệu mất thính lực của trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi
Trẻ sơ sinh nghe bình thường phản ứng với tiếng động và tiếng thì thầm, tiếng cười hay tiếng nói ríu rít. Khi các bé lớn hơn, chúng biết nhìn và quay đầu cũng như nói bi bô và thay đổi cao độ giọng nói của chúng để tìm kiếm nguồn âm thanh phát ra. Trẻ ở tuổi tập đi nhận ra tên các đồ chơi, các bộ phận cơ thể và các đồ vật quen thuộc khác. Chúng lắc lư theo nhạc và cố gắng lặp lại các từ. Đến 18 tháng tuổi, các bé có một ít vốn từ vựng, chúng sử dụng để nói các câu có 2 từ và âm thanh tiếng nói của chúng bình thường. Các bé có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản như: “Đưa cho mẹ cái hộp kia”.
Nếu con của bạn không đạt được các giai đoạn quan trọng này, đừng hoảng sợ. Con của bạn có thể chỉ phát triển ở một mức khác hơn so với các trẻ cùng tuổi.
Bạn nên đưa con của mình đến một nhà thính học nếu bé:
- Không có bất kỳ đáp ứng nào với tiếng động lớn bất ngờ.
- Không quay đầu theo hướng giọng nói của bạn.
- Không bập bẹ, hay cố gắng bắt chước âm thanh.
- Không hiểu các cụm từ đơn giản lúc 12 tháng tuổi.
Bạn nên đưa đứa con đang tập đi của mình đến một nhà thính học nếu bé:
- Không đáp ứng với âm thanh hoặc tên của mình, và không thể xác định vị trí nơi âm thanh được phát ra.
- Không bắt chước nói hoặc sử dụng những từ đơn giản đối với những người và các đồ vật quen thuộc.
- Không nghe tivi ở các mức bình thường.
- Không sử dụng tiếng nói hay cho thấy sự phát triển ngôn ngữ như các trẻ cùng tuổi.
Nói chung, nếu con của bạn là trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi không đáp ứng với tiếng động từ phía sau và không giật mình với các âm thanh lớn, có những dấu hiệu này nên đưa bé đi khám thính giác.
Chuẩn bị như thế nào để bé khám thính giác?
Các nghiệm pháp đánh giá thính giác cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không đau và chỉ mất một vài phút. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nhỏ thích các test kiểm tra y tế, đặc biệt là khi liên quan đến các đồ vật không quen thuộc. Hầu hết trẻ nhỏ ngủ khi thử nghiệm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp trẻ lớn hơn và trẻ tập đi chuẩn bị để làm các test bằng cách hướng dẫn cách “chơi” với các test và các thiết bị mà các bé có thể gặp phải.
- Sử dụng một đèn pin nhỏ (có thể cất trong túi áo) để nhìn vào bên trong tai của các bé và tinh nghịch nói: “Cái gì trong tai của con đây?”. Nếu các bé đủ tuổi để bắt chước bạn, hãy đưa đèn pin cho bé và cho bé nhìn vào tai bạn.
- Đặt bộ tai nghe lên đầu bạn và lắc lư theo nhạc tưởng tượng, sau đó đặt tai nghe lên đầu của bé và khuyến khích bé bắt chước bạn.
Các dấu hiệu nghe kém ở trẻ em
Nếu con của bạn chưa bị nhiễm trùng tai lần nào, hãy tính vào các ngôi sao may mắn của bạn. Theo Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD), có 5 trong số 6 đứa trẻ bị nhiễm trùng tai khi chúng đến 3 tuổi. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai tự khỏi, mặc dù chúng làm không thoải mái và có thể gây ra mất thính lực tạm thời. Các nguyên nhân khác mất thính giác tạm thời bao gồm ráy tai và dịch trong tai.
Con của bạn nên được kiểm tra thính lực trước khi bắt đầu đi học, nhưng nếu bạn nghi ngờ con bạn không được nghe trước đó, hãy cho bé đi khám ngay.
Bạn nên đưa con của mình đến một nhà thính học nếu bé:
- Nói chuyện quá lớn.
- Xem ti vi và nghe nhạc ở âm lượng cao bất thường.
- Phàn nàn không nghe được giáo viên nói và mức độ khó chịu.
- Chậm nói, nói không rõ.
- Làm sai các chỉ dẫn hoặc có vẻ hay “mơ mộng”.
- Phàn nàn tiếng chuông, tiếng rít, hoặc các âm thanh khác trong tai.
Nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ và gây ra sự chậm trễ học tập cũng như các vấn đề xã hội và hành vi. Can thiệp sớm là chìa khóa để có thính giác khỏe mạnh.
TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
....................................................................................................................................
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/