; KHÁC NHAU GIỮA TRẺ ĐIẾC VÀ TRẺ KHÓ NGHE LÀ GÌ? – Octaidientuab
Menu
KHÁC NHAU GIỮA TRẺ ĐIẾC VÀ TRẺ KHÓ NGHE LÀ GÌ?

KHÁC NHAU GIỮA TRẺ ĐIẾC VÀ TRẺ KHÓ NGHE LÀ GÌ?

Lần đầu tiên con được chẩn đoán bị mất thính lực bạn có thể cảm thấy giống như sa vào một thế giới hoàn toàn mới, đặc biệt nếu trong gia đình bạn chưa có ai bị mất thính lực trước đó.

Khoảng 90% trẻ sinh ra bị mất thính lực dù có cha mẹ nghe bình thường, vì vậy tình huống này thực sự là khá phổ biến.

Cho dù việc chẩn đoán đến bất ngờ hoặc xác nhận nghi ngờ của bạn, bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi đến từ tất cả mọi người - những người trong gia đình, bạn bè, những người ngẫu nhiên trên đường phố, các đồng nghiệp: "Cháu bị điếc hay khó nghe? Cháu nghe kém mức độ nào? Cháu có thể đi học trường thường được không hay phải đi học ở trường dành cho trẻ khiếm thính? Cháu có phải sử dụng máy trợ thính không? Bạn có đang học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với cháu không?".

Dù các bạn là những người cha người mẹ nghe bình thường, bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng cộng đồng của người điếc và khó nghe là vô cùng đa dạng: Người điếc và khó nghe, những người phiên dịch, các giáo viên, các trường học, các hiệp hội, các nhà chuyên môn làm việc với trẻ em khiếm thính, tất cả đều là thành viên. Nhiều yếu tố có thể và sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ em tự xác định mình và được công nhận trong một cộng đồng: Đứa trẻ trở thành người khiếm thính hoặc khó nghe như thế nào? Mức độ mất thính lực của cháu? Có thành viên khác trong gia đình đã bị mất thính lực không? Gia đình sẽ giao tiếp như thế nào, qua ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ ký hiệu?

THUẬT NGỮ 

Thuật ngữ "điếc" thường dùng để chỉ tình trạng của việc có một hoặc cả hai tai không đáp ứng với âm thanh. Sự mất thính giác của đứa trẻ này là rất nặng, chức năng nghe của cháu rất ít hoặc không có.

"Khó nghe" có nghĩa là, ngay cả khi trẻ bị mất thính giác, có thể có thính giác còn lại đủ, từ đó máy nghe có thể cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ để xử lý tiếng nói.

Theo quan điểm thính học, mất thính lực ở bất kỳ mức độ nào cũng có thể có ảnh hưởng đến việc nói, ngôn ngữ và học tập của trẻ.

NỀN VĂN HÓA

Định nghĩa văn hóa rất khác biệt so với định nghĩa thính học: Điếc hay khó nghe không phải là bạn có thể nghe thấy bao nhiêu, nhưng làm thế nào bạn xác định chính mình - với người nghe hoặc với văn hóa người điếc. Văn hóa đề cập đến ngôn ngữ chung, triết học và các kinh nghiệm giáo dục. Thông thường, trẻ được sinh bởi cha mẹ nghe bình thường tự phân vân về khả năng nghe của mình. Trẻ em sinh ra bởi cha mẹ điếc nhiều khả năng sẽ cảm thấy thoải mái trong cộng đồng này và sẽ tự biết bị khiếm thính ở giai đoạn sau.

Điếc, khó nghe, suy giảm thính giác, điếc nhẹ, điếc sâu, điếc một tai... đây là những từ đơn không thể xác định toàn bộ cho sức nghe con bạn. Nghe kém có hay không, không có nghĩa là hạn chế khả năng phát triển suốt cuộc đời của con bạn. Con người cảm thấy sự cần thiết phải thuộc và liên kết với một nhóm hay một xã hội nhất định là tự nhiên và tâm trí của họ cũng tìm thấy nó dễ dàng để hiểu hơn để bởi sự sắp xếp.

NGOÀI CÁC TÊN GỌI

Là cha mẹ, điều quan trọng không phải là tập trung vào các tên gọi, mà hãy bắt đầu suy nghĩ về các mục tiêu của mình cho con: Những mục tiêu giao tiếp nào tôi nên đặt ra cho con tôi? giáo dục nào tôi tin tưởng là tốt nhất cho cháu? Những cột mốc nào nên đạt được trong giai đoạn cải thiện hiểu lời và ngôn ngữ? Công nghệ nào tốt nhất hiện có trên thị trường để hỗ trợ cháu trong tất cả các tình huống hàng ngày: Ở nhà với gia đình, trong một chiếc xe hơi, trong các bài giảng của giáo viên hoặc trong các hoạt động nhóm nhỏ ở trong trường, các hoạt động thể thao, gặp gỡ bạn bè hoặc đơn giản chỉ với chơi game, nghe nhạc hay xem TV?

Bỏ qua các tên gọi cho con bạn, mục tiêu nên là cung cấp tất cả các hỗ trợ vật chất và tinh thần cho con bạn, để cháu có thể phát triển học hỏi không ngừng và khám phá thế giới với sự tự tin!

Nguồn: http://www.hearinglikeme.com/differences-between-a-child-who-is-deaf-and-hard-of-hearing/

Người dịch: Thầy thuốc ưu tú

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bích Thủy 

....................................................................................................................................

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902