; HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ KHIẾM THÍNH CHO CHA MẸ TRONG MÙA DỊCH COVID-19 – Octaidientuab
Menu
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ KHIẾM THÍNH CHO CHA MẸ TRONG MÙA DỊCH COVID-19

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ KHIẾM THÍNH CHO CHA MẸ TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Trong khi điểm đầy khó khăn do dịch bệnh, các trường học đóng cửa, trẻ khiếm thính cũng phải ở nhà và không được luyện tập trị liệu thường xuyên với giáo viên. Do đó, sự tiến bộ của trẻ cũng chậm đi. Nhưng cha mẹ ơi, đừng nản lòng mà hãy cố gắng sắp xếp thời gian và dành thời gian cho con, cùng trẻ luyện tập nghe nói tại nhà. Và cha mẹ cũng là nhân tố đóng góp rất lớn đế sự thành công của con trên hành trình nghe nói. Để hỗ trợ cho cha mẹ trong thời gian này, AB xin chia sẻ một số hướng dẫn từ ASHA – Hiệp hội ngôn ngữ nghe nói Mỹ trong phần dưới đây.

Hãy chắc chắn con bạn sử dụng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử nhiều nhất có thể
Thiết bị hỗ trợ nghe cho bé cần phải được sử dụng suốt ban ngày, trong các hoạt động hằng ngày của bé. Hãy giữ cho thiết bị của bé luôn hoạt động tốt để bé có thểm giao tiếp và học tập. Càng tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ thì càng tốt cho trẻ: 20,000 giờ nghe sẽ giúp cho não của trẻ sẵn sàng cho bước tiếp theo là học tập. Hãy giữ cho ốc tai điện tử và máy trợ thính của trẻ luôn được bật để trẻ có thể phát triển các kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả kỹ năng giao tiếp thông qua cách viết. Điều đó cũng sẽ giúp bé tham gia các tương tác ở nhà và qua mạng.

Luyện tập thói quen giao tiếp tốt và tiến bộ cùng nhau
Mọi người trong gia đình đều có thể luyện tập thói quen giao tiếp tốt, một thói quen sẽ giúp trẻ khiếm thính rất nhiều, đồng thời cũng giúp các thành viên gia đình gắn bó với nhau hơn.

Hãy chắc chắn rằng bạn và bé ở trong cùng một phòng trước khi bắt đầu nói chuyện. Hãy tạo cơ hội tốt nhất để trẻ có thể nghe rõ giọng bạn trong lúc bạn sử dụng ngôn ngữ có thể. Nếu là trẻ lớn và có điện thoại, bạn cũng có thể gửi tin nhắn để trẻ biết rằng bạn đang muốn nói gì.

Hãy nói lần lượt từng người một nếu bạn và trẻ đang ngồi trong một nhóm. Nếu trẻ quá nhỏ để hiểu được cách làm, hãy sử dụng 1 cái gối hoặc 1 cây gậy trang trí, và chỉ những người cầm gối hay gậy là người có thể lên tiếng. Sử dụng công cụ sẽ giúp cho cuộc nói chuyện dễ dàng hơn và đồng thời dạy trẻ kỹ năng quan trọng của giao tiếp đó là nói theo lượt.

Hãy cùng bé đọc phụ đề với nhau: Nếu trẻ thuộc lòng một bộ phim, hãy tập luyện đọc phụ đề cùng với bé trong các bộ phim và chương trình truyền hình, điều đó sẽ giúp trẻ học các đoạn hội thoại.

Dành thời gian cho các hoạt động với nhau. Hoạt động ở đây có thể là một trò chơi với bàn cơ hay lá bài hoặc ăn cùng nhau. Hãy chắc chắn rằng tất cả các màn hình như tivi, điện thoại đều tắt trong thời gian này, vì vậy mọi người đều có thể nắm bắt hoàn toàn những gì đang được truyền đạt.

Ưu tiên cho chăm sóc, các thói quen và sự chuẩn bị.
Các bước như dưới đây có thể giúp việc duy trì và chăm sóc sức khỏe thính giác cho bé tại nhà trong một khoảng thời gian:
Kiểm tra thiết bị vào mỗi buổi sáng. Việc làm này rất quan trọng để kiểm tra thiết bị có hoạt động tốt hay không. Bạn có thể tham khảo về cách kiểm tra với tư vấn viên hoặc trung tâm bảo hành.

Thêm pin vào danh mục các phụ kiện cần dự phòng khi ở nhà. Hãy chắc chắn rằng pin đủ để sử dụng trong vòng 3 tháng.

Tiếp tục ghi nhận sự phát triển của trẻ. Hãy chọn một thời gian trong tuần để ghi nhận lại những gì trẻ đã học được trong tuần, những điều trẻ mới làm được và cả điều mà trẻ làm sai. Bạn cũng có thể ghi hằng ngày trên điện thoại. Ví dụ: “Bé hiểm nhầm trong một đoạn nói chuyện trong khi đang ăn trưa”, “ bé không muốn đeo máy”. Hãy ghi nhận lại hết những điều đó để nhà thính học và chuyên gia có thể hiểu vấn đề và giúp cho bạn.

Một khi dịch bệnh qua đi, hãy lên lịch hẹn gặp chuyên gia. Khi đến gặp chuyên gia, hãy mang theo tất cả các ghi chú về trẻ trong suốt thời gian ở nhà. Các chuyên gia sẽ rất vui khi thấy bạn đã chăm sóc trẻ kỹ lưỡng.

Hy vọng một số thông tin tổng hợp ở trên có thể giúp các phụ huynh trong thời điểm khó khăn này.

 

Theo ASHA:

https://www.asha.org/public/Caring-for-Your-Childs-Hearing-Health-at-Home-Guidance-for-Maintaining-Hearing-Devices-Improving-Communication/

 

HẪY ĐẶT LỊCH HẸN KIỂM TRA THÍNH LỰC VÀ NGHE TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho bé, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902