; CÁC VẤN ĐỀ VỀ THÍNH LỰC Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN – Octaidientuab
Menu
CÁC VẤN ĐỀ VỀ THÍNH LỰC Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THÍNH LỰC Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

Từ lâu, người ta đã nghĩ rằng mất thính lực do tiếng ồn là một vấn đề chỉ gặp ở người lớn, không phải trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy rằng hơn 12% trẻ em Mỹ từ 6 đến 19 tuổi bị mất thính lực do tiếng ồn và bị mất thính lực  vĩnh viễn khoảng 5% trong số đó.

Khoảng 1/5 thanh thiếu niên thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn decibel cao (như các buổi hòa nhạc rock) và khoảng ¾ số người đến hộp đêm gặp phải chứng ù tai tạm thời hoặc ù tai sau đó. Và ù tai là một triệu chứng của tổn thương thính giác.

Ngoài tiếng ồn, các nguyên nhân khác gây ra các vấn đề về thính giác ở trẻ em bao gồm viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa), rối loạn di truyền và một số bệnh (như viêm màng não). Khoảng 12 trong 10.000 trẻ em được sinh ra bị mất thính lực ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn ở cả hai tai và ít nhất 20 trong số 10.000 trẻ khác sẽ cần hỗ trợ vì mất thính lực lâu dài ở tuổi 17.

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì về thính giác của bé hoặc trẻ, hãy dẫn bé đến kiểm tra. Phát hiện mất thính lực càng sớm thì sẽ càng tốt cho can thiệp, giúp trẻ học ngôn ngữ, học tập và phát triển toàn diện.

Một số nguyên nhân dẫn đến mất thính lực tạm thời ở trẻ em:

  • Tích tụ ráy trong ống tai
  • Có dị vật (như hạt hoặc đầu bông) bị kẹt trong ống tai
  • Bị dịch nhầy trong vòi nhĩ, gây ra bởi cảm lạnh
  • Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa)
  • Một số nguyên nhân gây mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ em:

Một số nguyên nhân di truyền làm cho tai trong phát triển bất thường

  • Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh ung thư xương
  • Rubella (sởi Đức) là cũng là một trong những bệnh có thể ảnh hưởng đến tai của thai nhi.
  • Tiếng ồn lớn, như pháo nổ, buổi hòa nhạc rock hoặc các âm thanh từ loa nghe nhạc cá nhân
  • Do chấn thương, chẳng hạn như chấn động hoặc gãy xương sọ
  • Một số bệnh như viêm màng não và quai bị cũng có thể dẫn đến bị mất thính lực vĩnh viễn.

Các dấu hiệu chứng tỏ các em bé có thể nghe bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh đến tám tuần tuổi giật mình hoặc mở to mắt trước những tiếng động bất ngờ gần đó, và bị đánh thức hoặc khuấy động khi ngủ bởi tiếng ồn
  • 8 tuần đến bốn tháng nhìn về hướng âm thanh, và có thể im lặng trong khi lắng nghe
  • 6 đến 12 tháng quay đầu về phía những giọng nói hoặc âm thanh đã biết, bắt đầu bập bẹ
  • 12 đến 18 tháng biết tên các đồ chơi yêu thích, bắt đầu bắt chước các từ và âm thanh đơn giản
  • 18 đến 24 tháng có vốn từ vựng nhỏ, bao gồm các từ đơn và có thể hiểu các câu đơn giản như ‘Hãy đưa cho mẹ trái bóng”
  • Hai năm rưỡi đến ba năm rưỡi – cóthể nói rõ ràng với vốn từ vựng tốt.

Dấu hiệu có vấn đề vể thính lực ở các trẻ ở độ tuổi lớn hơn:

  • Không trả trả lời khi được gọi tên
  • Khả năng hiểu bài trong lớp giảm sút (vì không thể nghe được giáo viên giảng bài)
  • Phàn nàn về hiện tượng ù tai
  • Trẻ nói quá to
  • Xem tivi với âm lượng cao
  • Phát âm từ không đúng
  • Thường không tập trung và lơ đãng.
  • Chẩn đoán vấn đề thính lực ở trẻ:

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì về thính giác của bé hoặc trẻ, hãy đưa trẻ đi kiểm tra thính lực. Bài kiểm tra thính lực được sử dụng để chẩn đoán mất thính giác phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, nhưng có thể bao gồm:

  • Kiểm tra khách quan, chẳng hạn như kiểm tra phản ứng não bộ thính giác, đo hoạt động điện trong não để xem có phản ứng như thế nào với âm thanh
  • Kiểm tra bằng máy đo thính lực – một loại máy phát ra các âm thanh ở các tần số khác nhau. Trẻ có nghe được những âm thanh nhất định hay không giúp xác định mức độ khiếm thính của chúng.

Sử dụng ứng dụng Sound Scouts, một ứng dụng kiểm tra dưới dạng trò chơi trực tuyến do Úc phát minh cho trẻ em.
Điều trị các vấn đề về thính giác ở trẻ em:

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của mất thính lực, các bác sỹ sẽ có những biện pháp can thiệp như:

  • Kê thuốc kháng sinh do viêm tai giữa
  • Loại bỏ dị vật hoặc làm sạch ráy tai
  • Chỉ định máy trợ thính để khuếch đại âm thanh, giúp trẻ nghe rõ hơn
  • Cấy ốc tai điện tử có thể được xem xét trong trường hợp mất thính lực nặng hoặc trầm trọng
  • Chất trợ rung, giúp chuyển âm thanh thành các rung động được cảm nhận qua da
  • Trị liệu ngôn ngữ: hỗ trợ từ một giáo viên chuyên về người điếc để giúp đứa trẻ tận dụng tối đa khả năng nghe còn lại.

Theo: https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/hearing-problems-in-children

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902