Bộ xử lý âm thanh của ốc tai điện tử đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu thập và tiếp nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài để chuyển đổi thành tín hiệu truyền đến bộ cấy trong. Nghe càng nhiều âm thanh chi tiết, đầy đủ và sắc nét sẽ càng giúp bé phát triển mạnh mẽ các kỹ năng nghe nói.
Hiện tại, bộ xử lý ốc tai điện tử có 2 loại kiểu dáng chính: 1 là loại đeo sau tai và 1 loại nhỏ gọn tích hợp đầu truyền tín hiệu và bộ xử lý. Hệ thống ốc tai điện tử tiếp nhận âm thanh xung quanh thông qua các microphone. Khi âm thanh được tiếp nhận, hệ thống sẽ xử lý để chuyển thành tín hiệu. Âm thanh sau khi xử lý sẽ được truyền vào bộ cấy bên trong thông qua đầu truyền tín hiệu. Do đó, khi microphone thu được càng nhiều âm thanh, hệ thống càng có nhiều công nghệ phân tích thì người cấy càng nghe chi tiết, đầy đủ và sắc nét.
Với kiểu dáng đeo sau tai, số lượng microphone thông thường là 2 microphone, riêng bộ xử lý âm thanh Naida CI của AB là 4 microphone. Với kiểu loại nhỏ gọn, số lượng microphone là từ 1 – 2 microphone.
Với hệ thống 1 mic, chỉ có 1 chức năng duy nhất là nghe đa hướng, không có khả năng định hướng. Với hệ thống có 2 mic, trước và sau, có thể thiết lập 3 chế độ nghe 1 cách tự động là đa hướng, định hướng cố định và định hướng có khả năng thay đổi.
Với 4 Microphone, công nghệ ClearVoice của AB có thể tự động phân tích và thích nghi với từng tình huống nghe mà bé gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, sau đó tách biệt các tạp âm gây sao nhãng và giúp bé nghe được lời nói rõ hơn. Công nghệ tinh vi này được phát triển để giúp bé giao tiếp dễ dàng hơn trong các môi trường âm thanh đầy thách thức - bao gồm trong nhà hàng, trong xe hơi và lớp học – mà không cần bất cứ sự điều chỉnh nào trên bộ xử lý âm thanh.
Một bên thứ ba đã thực hiện nghiên cứu và đã chỉ ra rằng vị trí của Microphone là rất quan trọng, mà AB với 4 microphone và đặc biệt là microphone độc quyền T-mic mang lại kết quả nghe tốt nhất.
Các phụ huynh có thể tham khảo nghiên cứu tại đây: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446721/
VÌ vậy, số lượng microphone và vị trí đặt là cực kỳ quan trọng. Vậy với bộ xử lý âm thanh nhỏ gọn, liệu đã thật sự hỗ trợ tốt nhất để bé nghe hiểu lời nói và phát triển khả năng ngôn ngữ?
Bên cạnh đó, khi sử dụng bộ xử lý âm thanh nhỏ gọn, bé cũng có thể gặp một số vấn đề khác. Trên forum Hearing First dành cho các chuyên gia về thính học, máy trợ thính và ốc tai điện tử đã có một bình luật về Rondo như sau:
“TẠI SAO CHÚNG TA VẪN SỬ DỤNG RONDO?
Tôi có bệnh nhân là một bé năm 23 tháng tuổi, bé đã cấy ốc tai điện tử 6 tháng trước. Bé cấy 2 tai và sử dụng Rondo. Bố mẹ của bé thật sự đã rất khó khăn để gắn thiết bị cho bé. Thiết bị của bé được gắn nam châm tới 3 lớp và da đầu đã bắt đầu nổi đỏ và khích ứng. Tôi thật sự lo lắng nếu thêm nam châm vào thì sẽ khiến cho da bé rách. Bên cạnh đó, Rondo của bé thường xuyên bị rơi ra khi bé gần như không làm gì ngoài bước đi và bé là một đứa trẻ hiếu động. Cha mẹ bé đã dùng một băng đô của Rondo để cố định máy đúng chỗ. Mẹ bé đã mua băng đô MedEl dành để sử dụng riêng cho Rondo nhưng khi sử dụng, họ không thấy được đèn để nhận biết được máy có đang hoạt động hay không, và mẹ cảm thấy băng đô không cố định máy đúng vị trí. Có một thiết bị nào khác cho Rondo mà các bạn cảm thấy có thể giúp máy hoạt động tốt không?
Andi Bell”
Như vậy một bộ ốc tai điện tử nhỏ gọn, có giá trị thẩm mỹ nhưng có thật sự hỗ trợ tốt cho bé trong việc nghe nói? Chỉ với 1 hay 2 Mic với vị trí ở trên đầu, liệu rằng bé đã thật sự nghe đầy đủ và chi tiết để có thể phát triển tốt kỹ năng nghe nói? Bên cạnh đó, còn có những rủi ro khác mà cha mẹ cũng cần phải xét đến khi quyết định cấy cho bé. Vậy ốc tai điện tử có bộ xử lý âm thanh nhỏ gọn đã thật sự phù hợp với bé của bạn?