Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ thính lực, nhất là khi cơ thể bị lão hóa và già đi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể chống mất thính lực với nguyên nhân từ tiếng ồn.
Có một số điều đơn giản bạn có thể làm để ngăn tiếng ồn lớn làm tổn hại vĩnh viễn thính giác của bạn, và có thể áp dụng dù bạn ở lứa tuổi nào.
1. Tránh tiếng ồn lớn
Cách tốt nhất để tránh mất thính lực do tiếng ồn là tránh xa các tiếng ồn lớn mỗi khi có thể.
Môi trường tiếng ồn có thể đủ lớn để làm hỏng thính giác của bạn nếu:
- Bạn phải nói to để nói chuyện với người khác
- Bạn không thể nghe thấy những gì mọi người gần đó đang nói
- Âm thanh đang làm đau tai bạn
- Bạn bị ù tai hoặc khó nghe sau đó
- Độ ồn được đo bằng decibel (dB): số càng cao, tiếng ồn càng lớn. Bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại cho thính giác, đặc biệt là nếu bạn tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.
Một số độ lớn âm thanh thường gặp hằng ngày như:
- Tiếng thì thầm - 30dB
- Một cuộc hội thoại - 60dB
- Tiếng ồn giao thông - 70 đến 85dB
- Tiếng xe máy - 90dB
- Nghe nhạc với âm lượng cao nhất thông qua tai nghe - 100 đến 110dB
- Tiếng máy bay cất cánh - 120dB
Bạn có cài đặt ứng dụng điện thoại thông minh để đo mức độ tiếng ồn, nhưng hãy đảm bảo rằng phần mềm thiết lập (hiệu chỉnh) đúng cách để có được kết quả chính xác hơn.
2. Cẩn thận khi nghe nhạc
Nghe nhạc lớn qua tai nghe là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với thính giác của bạn.
Để tránh làm hỏng thính giác, bạn cần:
- Sử dụng tai nghe hoặc tai nghe có chức năng khử tiếng ồn – không nên tăng âm lượng lên để che đi tiếng ồn bên ngoài.
- Tăng âm lượng vừa đủ để bạn có thể nghe nhạc thoải mái, nhưng không nên nghe nhạc lớn hơn 60% âm lượng tối đa - một số thiết bị có cài đặt chế độ bảo vệ tai nghe, bạn có thể sử dụng để tự động giới hạn âm lượng
- Không sử dụng tai nghe liên tục hơn một giờ mỗi lần – nên để tai nghỉ ngơi ít nhất 5 phút mỗi giờ
- Chỉ cần giảm âm lượng xuống một chút cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về nguy cơ tổn thương thính giác.
3. Bảo vệ thính giác của bạn trong các sự kiện và hoạt động lớn:
Để bảo vệ thính giác trong các hoạt động và sự kiện lớn (như tại các hộp đêm, hợp đồng biểu diễn hoặc các sự kiện thể thao):
- Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn (ví dụ như loa phóng thanh)
- Cố gắng tránh xa các tiếng ồn mỗi 15 phút
- Cho thính giác của bạn khoảng 18 giờ để phục hồi sau khi tiếp xúc với nhiều tiếng ồn
- Xem xét việc đeo nút tai - bạn có thể mua nút tai của nhạc sĩ có thể sử dụng lại để giảm âm lượng nhạc.
4. Thận trọng trong công việc:
Nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian làm việc, hãy nói chuyện với bộ phận quản lý hoặc nhân sự (HR) của bạn.
Người chủ lao động của bạn có nghĩa vụ thực hiện các thay đổi để người làm việc hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn - ví dụ: bằng cách:
- Chuyển sang thiết bị yên tĩnh hơn nếu có thể
- Đảm bảo bạn không tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài
- Cung cấp các vật dụng bảo vệ thính giác, chẳng hạn như nút bịt tai hoặc nút tai.
- Hãy chắc chắn rằng bạn đeo bất kỳ thiết bị bảo vệ thính giác nếu có.
5. Kiểm tra thính giác của bạn:
Hãy thường xuyên kiểm tra thính lực nếu bạn lo lắng mình đang gặp hiện tượng nghe kém. Khi phát hiện mất thính lực càng sớm thì bạn càng có nhiều cơ hội để can thiệp và bảo vệ sức nghe còn lại.
Bạn cũng có thể muốn xem xét việc kiểm tra thính giác thường xuyên (mỗi năm một lần) nếu bạn có nhiều nguy cơ mất thính lực do tiếng ồn cao hơn - ví dụ: nếu bạn là nhạc sĩ hoặc làm việc trong môi trường ồn ào.
Theo: https://www.nhs.uk/live-well/healthy-body/top-10-tips-to-help-protect-your-hearing/
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.
- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/