; NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM THÍNH LỰC PHỔ BI – Octaidientuab
Menu
NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM THÍNH LỰC PHỔ BIẾN

NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM THÍNH LỰC PHỔ BIẾN

Suy giảm thính lực không phải lúc nào cũng do yếu tố tuổi tác gây nên. Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây suy giảm thính lực, bao gồm cả do vi rút. Vậy, những loại vi rút nào có thể gây suy giảm thính lực, và triệu chứng bệnh là gì?

Rất nhiều người thường hiểu lầm rằng những nguyên chính gây suy giảm thính lực chỉ bao gồm việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tuổi cao hoặc do bẩm sinh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất thính lực do bị lây nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do vi rút ảnh hưởng đến ốc tai, các mạch máu trong tai hoặc các bộ phận khác đảm nhiệm chức năng nghe.

Không có một loại virut đơn lẻ nào có thể gây mất thính lực và triệu chứng bệnh ở mỗi người cũng không giống nhau. Một số người có thể bị suy giảm thính lực nặng hoặc thậm chí bị điếc sau khi trải qua cơn thập tử nhất sinh do một căn bệnh truyền nhiễm khi còn nhỏ gây ra, trong khi với một số khác thì có thể do nhiễm virút khi lớn lên. Suy giảm thính lực có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, và dù các bác sĩ đang cố gắng xác định một khuôn mẫu chung nhưng thông thường các trường hợp đều không giống nhau.

Mặt dù không có cách nào để chắc chắn tránh được suy giảm thính lực, nhưng việc cảnh giác và phát hiện sớm các triệu chứng do vi rút có thể ngăn cản bệnh phát triển. Việc chẩn đoán và điều trị đúng cũng rất cần thiết, vì vậy tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu xem những loại vi rút nào có thể gây suy giảm thính lực.

Những loại vi rút nào có thể gây suy giảm thính lực?

Có nhiều căn bệnh có thể gây ra suy giảm thính lực, nhưng nhìn chung thì có 2 loại vi rút chính gây ra. Một số vi rút có thể gây suy giảm thính lực bẩm sinh ở trẻ, tuy nhiên với một số khác thì bênh có thể xuất hiện ở những giai đoạn sau đó. Ngoài ra, cũng có những vi rút được xếp vào cả 2 trường hợp trên. Việc phân loại này sẽ giúp bác sĩ xác định được loại vi rút sớm và chính xác.

Một số loại virút rất hiếm khi làm suy giảm thính lực, trong khi đó, một số khác lại gây có tỷ lệ gây bệnh cao . Ví dụ, vi rút có tên Cytomegalovirus gây suy giảm thính lực bẩm sinh ở trẻ với tỉ lệ 1 trên 100 trẻ sơ sinh.

Những vi rút gây suy giảm thính lực

Như đã đề cập ở trên, những vi rút có thể gây suy giảm thính lực bẩm sinh hoặc sau khi lớn lên, hoặc cả hai. Việc phân biệt 3 trường hợp này là rất quan trọng để có thể chuẩn đoán đúng cho bệnh nhân.  Nếu bạn hoặc ai đó chẳng may bị suy giảm thính lực thần kinh giác quan, bạn nên tìm đến chuyên gia để nhờ tư vấn. Mặc dù bạn vẫn có thể tìm thông tin về những loại virút gây ra bệnh này trên mạng, nhưng chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và điều trị cho bạn.

Những trẻ em bị nhiễm virút gây mất thính lực bẩm sinh thường có nguy cơ bị suy giảm thính lực rất cao. Những vi rút này bao gồm:

German Measles, hay Rubella: là một loại vi rút RNA . Rubella thường lây nhiễm qua các chất lỏng như đờm hoặc nước bọt. Nếu một người mẹ đang mang thai bị nhiễm vi rút Rubella thì khả năng đứa bé trong bụng bị lây nhiễm là rất cao. Rubella cũng nằm trong nhóm bênh TORCH  (bệnh nhiễm trùng từ mẹ có thể di truyền sang con và gây ra các bệnh nguy hiểm khác), và suy giảm thính lực thường xuất hiện khoảng 6 – 12 tháng sau khi sinh.
Cytomegalovirus (CMV): Loại virus DNA này chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm thính lực thần kinh giác quan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  CMV cũng thuộc nhóm bệnh TORCHS và có khả năng gây suy giảm thính lực thần kinh giác quan.  Trong nhiều trường hợp, trẻ bị nhiễm vi rút CMV thường bị suy giảm thính lực sau giai đoạn đầu của bệnh suy giảm thính lực thần kinh giác quan kết thúc. Vì vậy, cha mẹ phải cực kỳ cảnh giác nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nhiễm vi rút CMV.
Lymphocytic Choriomeningitis Virus (LCMV): Loại virút này không lây nhiễm từ người sang người, mà lây qua việc tiếp xúc với phân chuột, nước tiểu hoặc đờm. Mặc dù tỉ lệ bị suy giảm thính lực do nhiễm vi rút này không cao, nhưng nhiều tài liệu đã chứng thực rằng LCMV vẫn có khả năng gây suy giảm thính lực bẩm sinh ở trẻ.
Trẻ em và người lớn bị suy giảm thính lực thần kinh giác quan cũng có thể xuất phát từ những loại vi rút dưới đây. Những vi rút này có thể gây suy giảm thính lực ở cả 2 trường hợp: bẩm sinh cho thai nhi và sau khi lây nhiễm.

HSV loại 1 & 2: cả 2 loại vi rút này đều thuộc nhóm vi rút herpes và có thể lây nhiễm ở cả trẻ em lẫn người lớn. Người lớn thường bị lây nhiễm vi rút do qua việc tiếp xúc thông thường, còn thai nhi có thể bị lây nhiễm từ mẹ thông qua tử cung. Để phòng tránh việc lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi, có thể sử dụng các phương pháp trị liệu, điều trị bằng thuốc  hoặc mổ lấy thai.
Human Immunodeficiency Virus (HIV): Đây là một loại vi rút phổ biến có thể dẫn đến bệnh AIDS. Loại vi rút này giết chết những tế bào T (những tế bào đóng vai trò là miễn dịch cho cơ thể) và khiến người bệnh trở nên mẫn cảm và dễ mắc phải các bệnh lây nhiễm cơ hội. Suy giảm thính lực là hệ quả phụ của HIV, với 2/3 trẻ em mắc phải suy giảm thính lực thần kinh giác quan, và 1/2 trong số đó bị suy giảm thính lực.
Tuy nhiên, ta cũng nên biết rằng vi rút không phải là nguyên nhân điển hình gây ra suy giảm thính lực, mà còn rất nhiều nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn, ráy tai và tổn thương màng nhĩ.

Tại sao suy giảm thính lực đột ngột cần được điều trị?

Nếu suy giảm thính lực xảy ra ở một hoặc hai bên tai, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì nếu không kiểm tra, tình trạng của bạn có thể nhanh chóng xấu đi và gây ra các hệ quả phụ nghiêm trọng, bao gồm cả việc mất thính lực vĩnh viễn. Để phòng ngừa các tổn thương về tai, bạn cần phải tìm đến các trung tâm chuyên về thính học để nhờ hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đang lo lắng về khả năng nghe của tai bạn, hãy đến trung tâm trợ thính để được đo khám thính lực. Nếu bạn bị mất thính lực dù là do nguyên nhân gì đi nữa thì bạn nên đưa kết quả cho một chuyên gia y tế, vì đó có thể là triệu chứng của một căn bệnh khác lớn hơn.

Ngăn ngừa việc suy giảm thính lực và điếc

Không có một phương pháp chắc chắn nào để ngăn ngừa suy giảm thính lực hoặc bị điếc. Một vài trường hợp bị bệnh bẩm sinh thì hoàn toàn không có cách phòng ngừa, đặc biệt là khi người mẹ không biết rằng mình đang mang virút. Tương tự, rất khó để biết được rằng bản thân bạn có bị nhiễm vi rút hay không, vì triệu chứng thường xuất hiện rất ít hoặc thậm chí không xuất hiện. Đi khám định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa cho những trường hợp này.

Ngoài ra, bạn cũng cần tiêm phòng cho mình và cho trẻ. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh phương pháp này nhưng nó vẫn đảm bảo hơn là không hành động gì. Bởi vì chỉ cần mắc bệnh sởi, hoặc quai bị thì hoàn toàn có thể dẫn đến bị suy giảm thính lực. Việc bảo đảm an toàn cho chính mình là cần thiết, đặc biệt là khi bạn đang gặp các vấn đề về tai.

Các phương pháp phòng ngừa rộng hơn cũng nên được xem xét; vì cho dù con bạn đã hồi phục đáng kể sau khi bị sởi, nhưng vẫn còn một số trẻ bị suy giảm miễn dịch có thể bị lây nhiễm vi rút và dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng sau khi mắc sởi.

Bên cạnh việc ngăn ngừa việc bị lây nhiễm, bạn cũng cần bảo về đôi tai của bạn. Tránh để tai bạn tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn trong thời gian lâu, và nên sử dụng các vật dụng bảo vệ tai khi làm việc ở những môi trường như vậy. Thực hiện các bài kiểm tra thính lực vài năm 1 lần, và sử dụng các bài kiểm tra online để đo lường. Mặc dù bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn việc bị suy giảm thính lực, nhưng bạn lại có thể bảo vệ mình khỏi việc đó.

(Tham khảo từ https://www.signia-hearing.com/blog/what-you-need-to-know-about-sudden-sensorineural-hearing-loss/)

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902