; GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ TRẺ VÀ BỆNH SUY GIẢM THÍNH LỰC – Octaidientuab
Menu
GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ TRẺ VÀ BỆNH SUY GIẢM THÍNH LỰC

GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ TRẺ VÀ BỆNH SUY GIẢM THÍNH LỰC

Khi công nghệ trợ thính và ốc tai điện tử giúp giải phóng toàn bộ tiềm năng của trẻ, cánh cửa cuộc sống sẽ mở ra.

Trẻ em là tương lai của chúng ta

Bằng cách cho trẻ tiếp cận với một thế giới âm thanh phong phú, chúng ta có thể giúp trẻ bị suy giảm thính lực phát triển những kỹ năng nghe cần thiết để tận hưởng cuộc sống theo cách tốt nhất – chơi, tương tác, học hỏi, giao tiếp và thành công.

Với tư cách là cha mẹ, việc giáo dục bản thân về bệnh suy giảm thính lực ở trẻ sơ sinh, trẻ tập đi và trẻ nhỏ - và những gì chúng ta có thể làm – là bước đầu tiên cho việc đưa ra những quyết định đúng đắng cho tương tai của trẻ. Và việc hành động kịp thời là cực kỳ quan trọng.

Một đứa trẻ cần được nghe 45 triệu từ ngữ trước 4 tuổi để chuẩn bị cho việc đến trường


Tại sao mỗi âm thanh đều quan trọng?

Đối với các gia đình muốn con mình phát triển khả năng nghe và ngôn ngữ nói, thì việc tiếp cận với âm thanh là rất quan trọng. Trẻ nhỏ mới biết nghe cần tiếp cận với hàng triệu từ ngữ và hàng ngàn giờ tập nghe để phát triển ngôn ngữ nói và trình độ học vấn.

Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng việc tiếp cận với âm thanh rõ ràng nhất có thể ngay từ độ tuổi nhỏ nhất có thể giúp tối đa hóa cơ hội cho trẻ để có được khả năng nói, ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội lành mạnh.

Tai là cánh cửa quan trọng tới não bộ

Có thể hữu ích khi nghĩ đến tai như một cánh cửa dẫn tới não bộ và suy giảm thính lực là một vấn đề xảy ra ở cánh cửa này. Nếu âm thanh không đến được não như bình thường, các thông tin thính giác quan trọng sẽ bị mất. Trong thực tế, phần não bộ phục vụ chức năng thính giác thực sự có thể được tổ chức lại theo thời gian.

Tìm hiểu cách chúng ta nghe

Chúng ta đã quen với việc nghĩ rằng chúng ta nghe bằng tai, nhưng thực ra, chúng ta nghe bằng não. Tai chỉ là bộ phận tiếp nhận âm thanh thô từ môi trường và chuyển nó tới não bộ, nơi mà các thông tin thính giác được xử lý và giải thích ý nghĩa. Như vậy, tai có thể được hiểu như ‘’những cánh cửa’’ dẫn tới não bộ, nơi mà quá trình ‘’nghe’’ thực sự xảy ra.

Trẻ em bị suy giảm thính lực thường gặp vấn đề ở ‘’những cánh cửa’’ này. Bất cứ tổn thương nào, dù là nhẹ hay sâu, đơn phương hoặc đa phương, đều có nghĩa là âm thanh không thể đi qua những cánh cửa này để tới não bộ như bình thường.

Âm thanh truyền tới não bộ như thế nào – vai trò của tai

Tai là một bộ phận rất đặc biệt. Ngay cả giữa tai trái và tai phải vẫn có sự khác nhau về hình dạng và kích thước. Cấu tạo của tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Âm thanh được thu lại bởi tai ngoài và di chuyển xuống ống tai đến màng nhĩ khiến màng nhĩ rung. Khi màng nhĩ rung, dao động được truyền tới các xương nhỏ trong tai giữa giúp gia tăng độ to trước khi âm truyền đến tai trong. Tại tai trong, những tế bào lông nhỏ chuyển động và tiết ra một chất khiến các dây thần kinh thính giác gửi các xung điện tới não bộ. Khi các xung điện tới được não, chúng được chuyển thành các âm thanh có ý nghĩa.

Nơi ý nghĩa được tạo ra từ các âm thanh – não bộ

Trong vài năm đầu đời, não phát triển rất nhanh và phức tạp, và mỗi trải nghiệm mới được tiếp nhận bởi các giác quan của trẻ sẽ tạo ra những liên kết và con đường trung gian. Lặp lại những trải nghiệm sẽ giúp củng cố những con đường này, và trong trường hợp nghe, những từ ngữ và âm thanh lặp lại sẽ giúp phát triển não bộ của trẻ.

Đối với những trẻ bị suy giảm thính lực, âm thanh không thể tới được não bộ như thông thường, đó cũng là lý do tại sao chúng ta phải chữa trị bệnh suy giảm thính lực cho trẻ ngay từ nhỏ. Mục đích của công nghệ đằng sau các thiết bị như máy trợ thính và micro không dây, là để giúp cho việc truyền các thông tin thính giác tới não bộ bằng cách mở những con đường đã bị khóa. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, các công nghệ trợ thính có vai trò như những thiết bị ‘’mở đường’’.

Suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ

Đôi khi một đứa trẻ sẽ không phản ứng với âm thanh vì chúng đang không chú ý. Tuy nhiên, những phản ứng không nhất quán như thế có thể là dấu hiệu của việc mất khả năng nghe một cách chính xác. Hãy chú ý quan sát bất cứ thay đổi nào trong hành vi của trẻ và tìm kiếm những dấu hiệu có thể cho thấy trẻ bị khó nghe.

Từ những bệnh nhiễm trùng về tai đến những nguyên nhân di truyền tiềm ẩn, suy giảm thính lực có thể được gây ra bởi một số yếu tố. Một số loại suy giảm thính lực là tạm thời trong khi một số khác là vĩnh viễn, ví dụ suy giảm thính lực thần kinh giác quan. Trong trường hợp này, máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử có thể giúp ích. Hãy tìm hiểu thêm để đảm bảo con bạn được điều trị đúng lúc, đúng thời điểm.

Dấu hiệu, phân loại và nguyên nhân gây suy giảm thính lực

Suy giảm thính lực xuất hiện ở 1 đến 4 trẻ sơ sinh trong mỗi 1000 ca sinh. Con số này còn lớn hơn nếu tính thêm những trẻ bị suy giảm thính lực dao động (hậu quả của những bệnh nhiễm trùng về tai) và suy giảm thính lực một bên.

Học cách nghe và lắng nghe

Để hiểu thêm về bệnh suy giảm thính lực, chúng ta cần phải hiểu được cách mà trẻ học nghe và các mốc quan trọng trong giao tiếp ở độ tuổi của trẻ. 

Ngay từ lúc mới sinh, khả năng thính giác của trẻ đã gần ngang bằng với người trưởng thành, nhưng trẻ phải học cách sử dụng thính giác của mình để đặt nền móng cho việc giao tiếp. Trẻ cần phải nghe những âm thanh từ ngôn ngữ của chúng thường xuyên để chúng có thể liên kết các âm thanh đó với từ ngữ. Trẻ học cách nghe và khám phá thế giới bằng cách liên kết âm thanh với các đồ vật, sự vật, dù đó là âm thanh của tiếng nước chảy trong phòng tắm hay giai điệu của một bài hát ru.

Định hướng âm thanh

Một trong những kỹ năng sớm nhất và cơ bản nhất mà bạn có thể thấy được ở trẻ là kỹ năng định hướng – khả năng xác định chính xác nguồn âm thanh phát ra. Bởi vì chúng ta nghe bằng hai tai, chúng ta có thể định hướng âm thanh cực kỳ chính xác. 

Quan sát khả năng định hướng âm thanh ở trẻ

Nhìn chung, những trẻ mới sinh sẽ chuyển động hoặc mở to mắt khi chúng nghe thấy những âm thanh lớn. Điều này được gọi là ‘’phản xạ giật mình’’, và nhiều âm thanh lớn sẽ gây ra phản xạ này. Khi trẻ đã được 5 hoặc 6 tháng tuổi, bạn có thể quan sát kỹ năng định hướng ở trẻ tốt hơn bằng cách tạo ra một tiếng động nghẹ đằng sau hoặc bên cạnh trẻ khi trẻ đang nhìn thẳng. Một tiếng kêu lách cách hoặc tiếng huýt sáo có thể khiến trẻ nghiêng người hoặc quay đầu về phía tiếng kêu đó. Việc quan sát và đánh giá khả năng phản ứng của trẻ đối với những âm thanh như vậy (âm thanh nhỏ và nhẹ) là rất quan trọng.

Những cột mốc phát triển ngôn ngữ và lời nói

  • 9 tháng tuổi – hiểu được những từ ngữ đơn giản như “bố’’, ‘’mẹ’’, ‘’không’’,’’tạm biệt’’.
  • 10 tháng tuổi – bập bẹ một vài âm giống lời nói, với một dãy các âm tiết giống nhau (ví dụ ‘’da-da-daa’’). Những từ có nghĩa đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện ở khoảng thời gian này.
  • 1 tuổi – Nói được một hoặc vài từ
  • 18 tháng tuổi – Hiểu được những cụm từ đơn giản, lấy những đồ vật quen thuộc theo yêu cầu (không cần cử chỉ) và chỉ được những bộ phận trên cơ thể. Có vốn từ vựng nói khoảng 20-50 từ và sử dụng được những cụm từ ngắn (ví dụ ‘’không hơn’’,’’ra ngoài’’)
  • 24 tháng tuổi – Có vốn từ vựng nói ít nhất là 150 từ, đi kèm với sự xuất hiện của một vài câu gồm 2 từ ngữ. Hầu hết lời nói của trẻ đều có nghĩa và có thể hiểu được với những người lớn không thường xuyên ở gần trẻ.
  • 3 – 5 tuổi – Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ nói để bày tỏ mong muốn, phản ánh cảm xúc hoặc hỏi các câu hỏi. Trẻ ở độ tuổi này thường hiểu được tất cả những gì mà bạn nói. Vốn từ vựng nói khoảng 1000 đến 2000 từ, và có thể được liên kết trong những câu phức tạp và có nghĩa. Tất cả lời nói của trẻ đều sẽ được hoàn thiện và có thể hiểu được trước khi trẻ kết thúc giai đoạn này.

Nếu bạn nhận thấy trẻ đang có sự chậm trễ trong việc đạt được những cột mốc này khoảng 3 tháng, chúng tôi khuyến khích bạn nên đưa trẻ đến các chuyên gia để thực hiện bài kiểm tra thính lực.


Dấu hiệu của suy giảm thính lực

Hãy luôn cảnh giác khi thấy những tình huống mà trẻ không phản ứng đúng cách với âm thanh, vì điều này có thể là dấu hiệu của bệnh suy giảm thính lực. Đôi khi rất khó để phát hiện suy giảm thính lực nhẹ hay suy giảm thính lực một bên. Điều quan trọng là phải nhớ rằng cho dù là suy giảm thính lực nhẹ vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ.

Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh suy giảm thính lực là sự chậm trễ trong việc phát triển ngôn ngữ và lời nói. Dưới đây là những dấu hiệu khác chứng tỏ trẻ có thể bị suy giảm thính lực:

  • Không nhận thức được khi một người ở ngoài tầm mắt đang nói chuyện, đặc biệt là khi môi trường không có nhiều sự sao nhãng.
  • Giật mình hoặc nhìn một cách ngạc nhiên khi trẻ nhận ra ai đó gọi tên mình, không kể đến mức độ tiếng ồn của môi trường xung quanh
  • Ngồi gần TV trong khi mức âm lượng vẫn đủ lớn để các thành viên khác trong gia đình nghe thấy.
  • Bật tăng âm lượng của TV hoặc loa lên to một cách vô lý
  • Không phản ứng với giọng nói qua điện thoại và/ hoặc đổi tai liên tục
  • Không phản ứng với các âm thanh lớn.
  • Nếu con bạn đang ở tuổi đến trường, việc bị suy giảm thính lực nhẹ có thể dẫn đến những vấn đề trong hành vi, sự tập trung hoặc các kỹ năng xã hội khác

Nguyên nhân gây suy giảm thính lực

Suy giảm thính lực có thể là do bẩm sinh (trước hoặc sau khi sinh). Khoảng 50% các trường hợp suy giảm thính lực bẩm sinh (trước hoặc ngay khi sinh) là do yếu tố di truyền. Những yếu tố khác không do di truyền thường bao gồm đau ốm, nhiễm trùng trước khi sinh và các điều kiện xảy ra tại thời điểm sinh. Suy giảm thính lực cũng có thể xảy ra sau khi sinh, có thể là hậu quả của một căn bệnh, tình trạng xấu hoặc chấn thương. Nếu bạn đang tự hỏi điều gì gây suy giảm thính lực cho con bạn, thì cách tốt nhất là đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Những bài kiểm tra thính lực cho trẻ

Thính lực của trẻ có thể được kiểm tra theo một số cách khác nhau. Mục đích chính của một bài kiểm tra thính lực là xác định mức độ nghiêm trọng và loại suy giảm thính lực.

  • Đo điện thính giác thân não (ABR) – Một âm thanh sẽ được phát thông qua tai nghe và phản ứng của trẻ với âm thanh sẽ được ghi lại. Những bản ghi này sẽ được phân tích và cung cấp một sự ước tính nhất định về độ nhạy của thính giác của trẻ.
  • Đo phát xạ âm ốc tai (OAEs) – Bài kiểm tra này giúp cung cấp thông tin về chức năng của các tế bào lông bên trong ốc tai. Âm thanh sẽ được truyền vào trong tai bằng một đầu nhỏ và một micro để ghi lại phản hồi của âm thanh từ ốc tai.
  • Đo nhĩ lượng – Bài kiểm tra này cung cấp thông tin về hiện trạng hoạt động của màng nhĩ và tai giữa. Một luồng không khí nhẹ sẽ được đưa vào tai và số chuyển động của màng nhĩ để phản ứng với sự thay đổi áp suất không khí sẽ được ghi lại. Bài kiểm tra này sẽ giúp xác định nếu có một lỗ thủng nào đó trên màng nhĩ hoặc nếu có dịch ở tai giữa
  • Thính lực được đo như thế nào?

Âm thanh có các cao độ khác nhau được gọi là các ‘’tần số’’ và các mức âm lượng khác nhau được gọi là ‘’cường độ’’. Đơn vị đo tần số là Hertz (Hz) và đơn vị đo cường độ là Decibel (dB). Phạm vi của các tần số mà chúng ta nghe được là từ 250 Hz (thấp) đến 8000 Hz (cao). Và phạm vi của cường độ âm mà chúng ta nghe được là từ 0 dB (rất nhỏ) đến 120 dB (rất ồn). Nội dung của một bài kiểm tra thính lực là để đo độ to nhỏ của âm thanh mà chúng ta nhe được ở mỗi tần số. 


Thính lực đồ

Kết quả của các bài kiểm tra thính lực được viết lên một biểu đồ gọi là thính lực đồ (một ‘’bức tranh’’ cho biết khả năng thính lực của trẻ). Những âm thanh nhỏ nhất mà trẻ có thể nghe được sẽ được thể hiện trên thính lực đồ. Âm thanh có thể to hoặc nhỏ ở những tần số cao thấp khác nhau, và cả cao độ lẫn cường độ âm đều được thể hiện trên đồ thị. Những âm thanh nhỏ sẽ nằm ở phía trên của đồ thị, còn những âm thanh lớn sẽ nằm ở phía dưới. Về tần số, những âm thấp sẽ nằm ở bên trái đồ thị, trong khi những âm cao nằm ở bên phải đồ thị.

Mức độ suy giảm thính lực

Mức độ suy giảm thính lực đề cập đến sự nghiêm trọng của bệnh suy giảm thính lực. Đối với trẻ, thính lực được mô tả bởi những cấp độ nghe trung bình.

  • Nghe bình thường: 0 – 20 dB
  • Suy giảm thính lực nhẹ: 21 – 40 dB
  • Suy giảm thính lực trung bình: 41 – 65 dB
  • Suy giảm thính lực nặng: 66 – 90 dB
  • Suy giảm thính lực sâu: 91 dB hoặc hơn
  • Suy giảm thính lực thường ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu lời nói. Cụ thể, người bị suy giảm thính lực sẽ không thể nghe đươc những phụ âm như /p/ , /k/ , /f/ , /h/ hay /t/ , /sh/ , /s/.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến các bài kiểm tra thính lực

Tại sao con tôi lại cần đo thính lực?

Có vài nguyên nhân khác nhau lý giải cho việc trẻ cần tham gia một bài kiểm tra thính lực:

  • Trẻ không vượt qua được bài kiểm tra thính lực sơ sinh lâm sàng hoặc bài kiểm tra thính lực ở trường
  • Bạn hoặc giáo viên nhận thấy rằng trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hoặc định hướng âm thanh
  • Trẻ nói với bạn về việc gặp khó khăn khi nghe
  • Trẻ sắp trải qua một ca phẫu thuật tai
  • Trẻ đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến thính lực

Trẻ có cần thực hiện các bài kiểm tra thính lực thường xuyên hay không?

Thể trạng của trẻ có thể thay đổi theo thời gian. Một vài trường hợp suy giảm thính lực có thể chỉ là tạm thời và có thể được điều trị bằng thuốc, tuy nhiên một số khác lại có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho trẻ. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng của bệnh suy giảm thính lực có thể thay đổi (tốt hơn hoặc xấu hơn) và cũng có thể không đổi qua thời gian. Vì vậy, bạn nên cho trẻ bị suy giảm thính lực thực hiện các bài kiểm tra thính lực ít nhất 1 lần/ 1 năm để nắm rõ hơn về tình hình của trẻ.

Những gì bạn có thể làm để giúp trẻ

Nhờ các công nghệ nghe hiện đại, tương lai cho trẻ bị suy giảm thính lực có thể tươi sáng hơn bao giờ hết. Danh mục máy trợ thính chuyên dụng cho trẻ thường sẽ được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu nghe của trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trong các tình huống nghe khó hơn, như trong môi trường có tiếng ồn hoặc ở khoảng cách xa, công nghệ micro không dây như Roger™ có thể giúp cải thiện hơn nữa khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ. Với trẻ bị điếc nặng sâu, có thể thực hiện cấy ốc tai điện tử để giúp bé có thể học nghe nói.

Bạn có thể tìm hiểu về cấy ốc tai điện tử tại đây.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về máy trợ thính tại đây

 


 

Bạn có thể làm gì để giúp trẻ?

Ngoài việc giúp trẻ lựa chọn máy trợ thính phù hợp hoặc ốc tai điện tử thì những thứ đơn giản dưới đây cũng sẽ giúp bạn trong việc tạo điều kiện để trẻ học hỏi và giao tiếp:

  • Luôn bật máy trợ thính, máy cấy – Những trẻ đeo máy trợ thính/ máy cấy đúng cách và liên tục (đeo ít nhất 10 tiếng mỗi ngày) sẽ có thể đạt được khả năng nói và ngôn ngữ tốt hơn
  • Trò chuyện nhiều hơn – Những trẻ có cơ hội nghe nhiều ngôn ngữ nói hơn trong những năm đầu đời sẽ có nền tảng tốt hơn cho việc đến trường sau này. Hãy giúp trẻ tiếp cận với càng nhiều từ ngữ càng tốt bằng cách tạo ra một môi trường giàu ngôn ngữ bất cứ khi nào có thể (hát, nói chuyện, đọc truyện, hát ru, nghe nhạc...)
  • Đọc to, rõ – Khả năng nghe, nói của con người là bản năng, nhưng khả năng đọc lại không phải. Vì thế, việc đọc to và rõ để trẻ có thể nghe được là cực kỳ quan trọng. Những cuốn truyện tranh có thể cung cấp vốn từ vựng đáng kể cho trẻ, và những trẻ nào thường xuyên được nghe kể chuyện có khả năng học được nhiều hơn gấp đôi những từ mới. Việc đọc cũng cho phép những trẻ bị điếc có thể học hỏi những ý tưởng và khái niệm để xây dựng kỹ năng giao tiếp.
  • Nghe nhạc cùng trẻ - Tất cả những trẻ sơ sinh, bao gồm cả những trẻ bị suy giảm thính lực, đều bị thu hút bởi âm nhạc. Âm nhạc có vai trò hỗ trợ trẻ với những kỹ năng nghe sớm và phát triển trung tâm thính giác ở não bộ - nơi chịu trách nhiệm về khả năng học hỏi và ngôn ngữ của trẻ. Việc giúp trẻ tiếp xúc ới các hoạt động âm nhạc từ sớm và liên tục có thể giúp trẻ cải thiện khả năng nghe trong tiếng ồn.

Những ai có thể giúp trẻ?

Những chuyên gia chăm sóc thính lực dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng để hướng dẫn và giúp đỡ bạn và trẻ khi cần thiết. Dưới đây là danh sách các vị trí chuyên môn mà bạn có thể tham khảo khi cần trợ giúp:

  • Chuyên gia thính học (Audiologist) – Đây là những chuyên gia về chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo trong lĩnh vực khoa học thính giác. Một chuyên gia thính học có thể cung cấp những kiến thức liên quan đến việc phòng chống, đánh giá và điều trị suy giảm thính lực
  • Chuyên gia Tai – Mũi – Họng (ENT Physician) – Đây là những bác sĩ chuyên về việc phân tích và điều trị các tình trạng liên quan đến tai, mũi, họng.
  • Nhà bệnh lý học về Ngôn ngữ-Lời nói – Đây là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo trong lĩnh vực phòng chống, đánh giá và điều trị các rối loạn về ngôn ngữ và lời nói.
  • Chuyên gia chỉnh máy – Đây là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo để chọn lựa và điều chỉnh các thiết bị trợ thính.

Cùng nhau, chúng ta có thể thay đổi tương lai của trẻ

Tại AB, chúng tôi thấu hiểu nhu cầu nghe của trẻ và tầm quan trọng của việc cung cấp cho trẻ khả năng tiếp cận tốt nhất với tất cả các âm thanh trong môi trường sống hiện tại. Về chuyên môn, Phonak có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thính học nhi khoa, và chúng tôi luôn hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia nhi khoa hàng đầu, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thính giác và giáo viên để tạo ra các giải pháp toàn diện và sáng tạo cho các thế hệ tương lai của chúng ta.

Hãy đang ký khám thính lực và tư vấn ốc tai điện tử NGAY HÔM NAY qua mẫu đăng ký phía dưới hoặc gọi hotline:  090 269 99 02 (Thứ 2 - Thứ 6, 8:00 - 17:00)

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902