; THẢO MY – SAU NỬA NĂM CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ ĐÃ TRỞ THÀNH CÔ BÉ YÊU ÂM NHẠ – Octaidientuab
Menu
THẢO MY – SAU NỬA NĂM CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ ĐÃ TRỞ THÀNH CÔ BÉ YÊU ÂM NHẠC

THẢO MY – SAU NỬA NĂM CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ ĐÃ TRỞ THÀNH CÔ BÉ YÊU ÂM NHẠC

Đã hơn nửa năm trôi qua khi Thảo My, bé gái khiếm thính người Việt được nghe rõ ràng và chi tiết. Cám ơn bộ ốc tai điện tử và các hỗ trợ trị liệu đã giúp cuộc sống của em được thay đổi.

Ngày nay, Thảo My ở độ tuổi lên 5 đã có thêm một đam mê mới, đó là ca hát. Cùng với chị gái 20 tuổi, My đã cùng hát và ngâm nga theo bài những dòng đầu tiên bài hát của Elvis Presley: “ Wise men say”, “ Only fools rush in” , chị gái cất tiếng hát và chơi những nốt nhạc của bài hát “Can’t Help Falling In Love” trên chiếc đàn guitar. Với chị Hạnh, mẹ của hai bé, chứng kiến những điều đó thật sự là một phép màu. My bị điếc bẩm sinh nặng sâu, bé không thể nghe âm thanh trong suốt những năm đầu tiên của cuộc đời, cho tới khi bé được chuẩn đoán bị mất thính lực. Nhưng giờ, cô bé đã thành một người yêu âm nhạc.

Bé My đã được hỗ trợ nghe với bộ ốc tai điện tử vào khoảng đầu năm 2019 tại TP HCM. Bộ cấy ốc tai điện tử sẽ chuyển các âm thanh nhận được thành các kích thích điện và gửi các tín hiệu đó lên bộ não thông qua dây thần kinh thính giác. Tại Việt Nam, nhiều người khó có thể chạm tới và hưởng lợi ích từ những công nghệ đắc tiền này, nhất là khi không có hỗ trợ hay bảo hiểm từ chính phủ. Cùng với tổ chức trẻ em điếc thế giới , tổ chức Hear The World đã thực hiện dự án này và trao cơ hội cho các gia đình có trẻ bị điếc, cần sự hỗ trợ của công nghệ này và các hỗ trợ trị liệu đặc biệt để giúp người cấy đạt được thành công. My là một trong những bé đầu tiên được hưởng lợi từ chương trình này.

Nửa năm sau khi bật máy, chúng tôi được gặp My và gia đình trong một nhà hàng ở HCM. My xinh xắn với những sợi dây buộc tóc đủ màu, và trước mặt là một dĩa mì, món ăn yêu thích của My. Chị Hạnh, mẹ của My cho biết bé đã thay đổi rất nhiều từ khi có bộ cấy ốc tai điện tử. Bé lúc trước thường rất dễ cáu bẳn và nóng nảy. Nhưng giờ đây bé đã tỏ ra lớn hơn rất nhiều. Ở trường bây giờ, bé đã có thể có giao tiếp tốt hơn và có thêm nhiều bạn mới.

Khi mẹ tâm sự, My áp mặt ra ngoài cửa sổ và ngắm nhìn dòng người bất tận qua lại trên đường phố nhộn nhịp. Mỗi khi My thường mơ màng nhìn ngắm thế giới, mẹ thường hay gọi tên bé nhưng bé không có phản ứng. “ Khi tôi vỗ tay lớn ngay sau lưng bé, bé không hề nghe thấy”, mẹ bé nói. My chỉ có phản ứng khi gia đình đứng trực diện với bé. Trong suốt thời gian dài, gia đình đã không chấp nhận được vấn đề đó, và My chỉ được chuẩn đoán bị điếc khi My 3 tuổi, lúc bé bị sốt và phải đến gặp bác sỹ. Dù gia đình đã cảm nhận được sự bất ổn nhưng đây vẫn là một cú sốc lớn khi nhận được tin này. Chị Hạnh đã nghĩ “ làm sao chị có thể giúp cho bé có một tương lai tươi sáng đây?”Chị Hạnh, 37 tuổi và đang làm việc cho một xí nghiệp gia công giày. Còn chồng chị

đang làm việc cho một công ty nước nông nghiệp. Dù có góp hết tất cả lương của cả hai vợ chồng thì cũng khó để có thể trang trải hết mọi chi phí để cấy ốc tai cho My. Với sự hỗ trợ từ tổ chức trẻ em điếc toàn cầu, bé đã nhận được một cặp máy trợ thính mà cả gia đình chưa bao giờ đủ tiền mua được. Sau đó, My đã được theo học ở một trung tâm can thiệp sớm tại Bình Dương. Những cô giáo trị liệu cũng là các giáo viên nằm trong chương trình của tổ chức trẻ em điếc thế giới. Các cô đã giúp My nghe với máy trợ thính. Với sự hỗ trợ của trung tâm, các giáo viên và nhất là gia đình, My đã dần phát triển được những kỹ năng nói đầu tiên. Mặc dù vậy, máy trợ thính vẫn không thể hỗ trợ và giúp My phát huy tối đa khả năng vì em bị điếc nặng. Thông qua chương trình can thiệp sớm, chị Hạnh đã biết đến chương trình hỗ trợ từ tổ chức trẻ em điếc toàn cầu và tổ chức Hear The World. Chị đã làm hồ sơ và ứng tuyển cho chương trình hỗ trợ này cho My và cầu mong may mắn sẽ tới.

Và từ lúc được cấy, gia đình cảm thấy ấm lòng mỗi khi thấy được những hành động nhỏ như bé có thể nhận ra tiếng chuông điện thoại đang reo với mức chỉnh âm thanh rất nhỏ. Chị Hạnh nhận thấy chị cũng cần phải có nghĩa vụ lớn khi nhận được sự hỗ trợ này. “ tôi biết rằng có nhiều gia đình vẫn chưa có cơ hội nhận được sự hỗ trợ này, vì vậy tôi sẽ cố hết sức để sử dụng món quà này một cách có ích nhất”. Do đó, chị luôn đảm bảo rằng My sẽ không bỏ bất kỳ một buổi trị liệu ngôn ngữ nào và thực hiện các bài tập được đề nghị làm ở nhà. Chị thậm chí còn muốn bỏ việc để được ở bên con nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho con gái. Chị muốn nói chuyện với My càng nhiều càng tốt để giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ một cách nhanh chống. Chị cũng đọc truyện cho My vào mỗi buổi tối. Truyện yêu thích của My là những câu chuyện phiêu lưu của các con vật.

Mặc dù sự phát âm của My vẫn chưa hhoafntharo, nhưng chị và My giờ đã có thể nói chuyện được

với nhau. Mỗi buổi sáng, My lại gọi mẹ: “ bàn chải đánh rang của con ở đâu?”, “ Giày của con ở đâu?”. Thỉnh thoảng, My cứ bập bẹ suốt cả buổi.

https://www.hear-the-world.com/en/sounds-good-blog/10602/My-discovers-her-love-of-music?utm_source=newsletter&utm_medium=email&utm_campaign=newsletter

 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902