; CHÚNG TÔI KHÔNG CHỈ QUYÊN GÓP BỘ CẤY ỐC TAI VÀ DỪNG LẠI Ở ĐÓ – Octaidientuab
Menu
CHÚNG TÔI KHÔNG CHỈ QUYÊN GÓP BỘ CẤY ỐC TAI VÀ DỪNG LẠI Ở ĐÓ

CHÚNG TÔI KHÔNG CHỈ QUYÊN GÓP BỘ CẤY ỐC TAI VÀ DỪNG LẠI Ở ĐÓ

Ở Việt Nam, tổ chức Hear the World đã khởi động chương trình từ thiện cấy ốc tai điện tử cho trẻ em. 10 trẻ bị điếc sâu và nặng đã được trao tặng bộ ốc tai điện tử. Bộ trao tặng này sẽ được bảo hành và hỗ trợ trong suốt 15 năm. Ông Sunil Kapoor, Giám đốc AB khu vực Đông Nam Á, cũng là một tình nguyện viên trong dự án này. Chúng tôi cũng đã có buổi nói chuyện với ông về vai trò và cơ hội cũng như những điểm đáng chú ý của dự án này.

PV: Sunil, ông đã làm việc cho AB được 15 năm. Và nay ông là một tình nguyện viên cho chương trình cấy ốc tai điện tử tại Việt Nam. Ông có ý nghĩ như thế nào về chương trình này?

S: Đối với tôi, điều thật sự đáng ghi nhớ là chúng tôi không chỉ quyên góp bộ cấy ốc tai điện tử và dừng lại ở đó. Chúng tôi thực tế đã cam kết 15 năm hỗ trợ cho các bé. Tôi thực sự nghĩ rằng, cách tiếp cận này của Sonova và Hear the World là đúng đắn. Thật tuyệt vời khi thấy những đứa trẻ có điều kiện khó khăn này được cấy ghép và đảm bảo bộ cấy đó không phải là gánh nặng cho bé hoặc gia đình bé.

PV: Ai sẽ là người đảm bảo có sự hỗ trợ cho các bé cấy bộ ốc tai điện tử?

S: Sonova là đối tác của một số bệnh viện và một số trung tâm trị liệu ở Việt Nam. Một đối tác khác của dự án này đó là hiệp hội Global Foundation for Children with Hearing Loss (GFCHL). Tổ chức cũng đã từng huấn luyện cho một số trung tâm ở Việt Nam về các phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. Với các hạ tầng sẵn có, dự án cấy ốc tai điện tử đã được hỗ trợ lên một tầm cao mới với tổ chức Hear The World.

PV: Ông hiện tại là tình nguyện viên cho dự án này và cũng là người điều phối. Ông có chắc về sự kết nối giữa mọi người và tổ chức với nhau hay không. Ông có thể giải thích làm thế nào ông tham gia vào dự án này và vai trò của ông là gì?

S: Việc trao tặng ốc tai điện tử rất phức tạp: Sé có cuộc phẫu thuật, có các lần theo dõi liên tục và cả giai đoạn phục hồi bao gồm trị liệu ngôn ngữ. Chúng tôi cũng cần đảm bảo rằng bệnh nhân được nâng cấp sau mỗi 5 năm. Tổ chức Hear the World cần một người có hiểu biết về thị trường Việt Nam và dịch vụ hậu cần cũng như các sản phẩm của AB. Đó là cách mà tôi đã bắt đầu vai trò của mình trong dự án. Tuy nhiên, rất nhiều công việc đã được nhóm Sonova Việt Nam của chúng tôi thực hiện. Họ là những người phải chăm sóc bệnh nhân, tôi chỉ là một điều phối viên.

PV: Thử thách lớn nhất của ông trong dự án này là gì?

S: Tôi có thể nói đó chính là kết nối. Tôi và nhóm Việt Nam thì ở Đông Nam Á, tổ chức Hear The Word và những người khác thì lại ở Thụy Sỹ, còn tổ chức GFCHL thì lại ở Mỹ. Sự khác biệt về thời gian là một thử thách lớn. Tôi nghĩ rằng chúng ta chưa bao giờ làm một dự án nào như thế này. Việc tìm hiểu xem ai nên làm một công đoạn nào đó và kết nối mọi người lại với nhau là thử thách lớn nhất.


PV: Ông có phải đối mặt các thử thách với các bệnh viện hay chính quyền không?

S: Trái lại, tất cả họ đều rất phấn khích về điều đó. Việt Nam là một quốc gia gần 100 triệu dân và không có hề có gói tài trợ cho ốc tai điện tử. Trên toàn cầu, khoảng 1 trong số 1000 trẻ sơ sinh bị điếc và cần cấy ốc tai điện tử. Vì vậy, ở Việt Nam sẽ có khoảng 1000 trẻ sơ sinh bị điếc mỗi năm và có lẽ 200 em đang được cấy ghép. Nhưng  đó là những bé có điều kiện. Vì vậy, tám mươi phần trăm những đứa trẻ cần cấy ghép nhưng không thể chi trả cho thiết bị và các chi phí khác. Các bác sĩ ở Việt Nam nói rằng với tất cả các gia đình này, để cấy được bộ thiết bị ốc tai điện tử thì sẽ khiến họ mất từ ​​năm đến mười năm tiền lương. Vì vậy, các bác sĩ rất vui mừng với mỗi bệnh nhân mà họ giúp đỡ được.

PV: Điều ấn tưởng của ông trong dự án đó là gì?

S: Điều tuyệt với nhất là bạn sẽ luôn gặp gỡ cha mẹ. Hãy tưởng tượng bạn đang mong đợi một đứa trẻ và bạn đã hình dung con bạn sẽ là bác sĩ hoặc luật sư. Và sau đó đứa trẻ được sinh ra và bị điếc. Bỗng nhiên bạn phải tự hỏi mình: “Con tôi thậm chí có thể tự chăm sóc bản thân không?”. Sau khi con bạn được cấy ghép và có thể đến trường bình thường, nói chuyện, nói qua điện thoại, về cơ bản có thể làm mọi việc mà những đứa trẻ khác làm, lúc đó bậc cha mẹ sẽ cảm thấy thật hạnh phúc. Tôi thường gặp những gia đình có con mà tôi đã tham gia buổi phẫu thuật nhiều năm trước. Bây giờ họ đã là thanh thiếu niên và cư xử giống như mọi thiếu niên bình thường. Thật khó tin khi thấy rằng chúng tôi đã giúp những đứa trẻ đó đạt đến cấp độ đó

....................................................................................................................................

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp, băn khoăn cấy ốc tai điện tử hết bao nhiêu tiền, bố mẹ đừng ngại liên hệ với AB nhé! Đội ngũ các chuyên gia/ chuyên viên thính lực AB luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ giải đáp và đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình tìm lại thính lực cho bé.

- Gọi điện: 0902 699 902 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/OctaiABVietnam/ 

Đặt lịch khám
Đặt lịch khám
Gọi hotline: 090 269 9902
Gọi Hotline: 090 269 9902